Trong thi cử thì sự tự tin, bình tĩnh, quyết tâm vẫn chưa đủ, mà bạn cần phải cẩn thận nữa hạn chế tối đa những sai sót không cần thiết. Bạn thường “điên đầu” vì mắc lỗi ở những câu hỏi mà mình đã biết chứ không phải là những câu hỏi mà mình chưa hề gặp qua.
Ngày đăng: 13-06-2016
2,141 lượt xem
- Cổ nhân có câu “học tài thi phận” bạn có tin điều đó không? Tại sao nhiều bạn học sinh có học lực rất giỏi nhưng khi làm bài thi thì rất kém dẫn đến kết quả không đạt như mong muốn là do đâu? Đó là sự thật hay còn lí do nào khác nữa? Ngoài việc ôn tập cho thật tốt chúng ta có cần trang bị thêm những kiến thức gì khác không? Chúng ta thử phân tích và tìm hiểu nguyên nhân vì sao nhé.
1. Tâm lí chung: Hầu hết các thí sinh bước vào phòng thi đều có chung một tâm trạng là:
- Áp lực nặng nề: Thí sinh nào được kì vọng càng nhiều bao nhiêu thì áp lực càng lớn bấy nhiêu.
- Hoang mang, lo lắng quá mức cần thiết: Nhiều thí sinh mất ngủ trước khi đi thi làm cho tinh thần và tâm trí mệt mỏi, mất tập trung,…
- Căng thẳng tột độ: Trong thời gian ngồi đợi phát đề thi từ 7h đến 7h30 buổi sáng (13h đến 13h30 buổi chiều), nhưng nhiều thí sinh căng thẳng hồi hộp quá mức cần thiết, tim đập mạnh, mồ hôi vã ra thậm chí có thí sinh đã bị ngất xỉu luôn mà chưa kịp được nhìn thấy đề thi năm nay thế nào nữa.
2. Làm tốt công tác tư tưởng: Để khắc phục tâm lí này chúng ta cần phải làm tốt công tác tư tưởng để cho bản thân mình được giải tỏa áp lực phần nào tạo tâm lí nhẹ nhàng khi đi thi:
- Tự tin: Bạn nên nhớ, sự tự tin không thể tự nhiên mà có được. Nó phải được xây dựng trên nền tảng vững chắc của tri thức, kiến thức, kỹ năng có cả kỹ xảo mà bạn đã tích lũy được qua thời gian học tập, ôn tập, luyện tập kĩ càng trước đó. Bạn chuẩn bị càng kĩ thì bạn càng có cơ sở để tự tin.
Vì vậy, khi gặp đề thi khó, bạn đừng vội lo sợ, vì mọi thí sinh đều bình đẳng trước đề thi; nếu dễ thì tất cả đều dễ; nếu khó thì ai cũng khó như nhau; thành, bại là ở chỗ thí sinh nào tận dụng tốt cơ hội sẽ vượt qua.
- Bình tĩnh
+ Làm thủ tục ban đầu: Phần này khá đơn giản, chỉ làm theo những quy định có sẵn, nhưng vẫn có không ít bạn phải viết đi viết lại mấy lần. Có lẽ do tâm lý lo lắng, hồi hộp khi bước vào phòng thi mà dẫn đến hiện tượng như thế.
+ Đọc đề: Cầm đề thi trên tay, bạn đừng vội làm ngay, mà nên dành từ 5 - 10 phút để đọc qua một lượt. Khi đọc đề chú ý phân loại các câu khó, dễ để dự trù thời gian trước cho mỗi phần khi làm bài. Những ý tưởng vụt đến trong đầu nên ghi ra ngay.
+ Giải đề: Bất kể là môn nào, đề tự luận hay trắc nghiệm, các bạn nên làm câu dễ trước, câu khó sau. Nếu gặp câu khó quá, cần thêm thời gian suy nghĩ thì tạm gác lại, đánh dấu (?) để đó, đừng mãi cố xoay sở, mất thời gian, trong khi còn nhiều câu cần phải làm. Sau khi giải xong các câu dễ lấy điểm, chúng ta sẽ tập trung tinh thần vào giải quyết những câu khó “nuốt” này. Làm như thế, ta sẽ giảm được bớt áp lực, từ đó bình tĩnh hơn để hoàn thành việc giải đề.
+ Kiểm tra, sửa chữa: Khi làm bài xong các bạn đừng vội nộp ngay. Nên dành ít phút để kiểm tra lại toàn bộ. Khi kiểm tra cần xem: có phần nào trong đề chưa làm không? Đối chiếu với đề xem các câu trả lời đã phù hợp với yêu cầu đề ra chưa?...
- Quyết tâm: Bạn nên nhớ “Cạnh tranh là động lực để phát triển” vì vậy bạn phải thật sự hạ quyết tâm cạnh tranh công bằng với các thí sinh khác. Bạn không được xem thường các thí sinh khác trong phòng thi nhé vì “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”. Nếu bạn chỉ cần sơ suất 0,25 điểm thôi cũng đủ ngậm ngùi nhìn các “đối thủ” đi tiếp, nhưng không phải vì thế mà bạn bất chấp thủ đoạn đâu nhé.
- Cẩn thận: Trong thi cử thì sự tự tin, bình tĩnh, quyết tâm vẫn chưa đủ, mà bạn cần phải cẩn thận nữa hạn chế tối đa những sai sót không cần thiết. Bạn thường “điên đầu” vì mắc lỗi ở những câu hỏi mà mình đã biết chứ không phải là những câu hỏi mà mình chưa hề gặp qua. Cho nên câu nào bạn làm được thì cẩn thận đừng để mất điểm câu đó và cố gắng lấy điểm tối đa nếu có thể. Đặc biết đối với các môn thi trắc nghiệm mà bạn biết không tường tận, hấp tấp thì tệ hơn cả thí sinh đánh “lụi”.
3. Công tác chuẩn bị
- Trước khi thi THPT quốc gia bạn nên nghỉ ngơi vào 2 ngày cuối, bạn không nên thức khuya và nhồi nhét kiến thức thêm nữa.
- Tối hôm đó, bạn nên đi ngủ sớm và thức dậy sớm không nên ăn uống quá no dễ gây ức chế khi làm bài.
- Không được uống cà phê vì sự kích thích quá mức sẽ làm bạn mất tập trung.
- Bạn nên đến phòng thi sớm khoảng 15 phút để có thời gian nghỉ ngơi và chuẩn bị những thủ tục cần thiết, không nên đến phòng thi quá trễ sẽ làm tăng thêm sự vội vàng, hấp tấp không cần thiết.
- Sau khi làm xong thủ tục thi, thời gian để bạn chờ nhận đề thi là thời gian vô tận, nếu cảm thấy mình hồi hộp, tim đập nhanh thì bạn nên xin phép giám thị ra ngoài có thể đi vệ sinh hoặc rửa mặt, sau đó uống thêm một cốc nước và hít thở thật sâu để bạn lấy lại bình tĩnh cần thiết trước khi quay lại chỗ ngồi hoặc bạn có thể nhai 1 tép kẹo singum cũng tốt, vì hương vị bạc hà sẽ giúp bạn tĩnh táo và tập trung hơn trong quá trình làm bài.
Chúc bạn thành công!
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT
ĐÀO TẠO NTIC
Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857
Email: daotaontic@gmail.com
Gửi bình luận của bạn