TÁM ĐIỀU THIẾU SÓT KHIẾN KIẾP NHÂN SINH KHÓ VẸN TOÀN

Giá trị của một người nằm ở chỗ có thể nhận ra những khuyết điểm của bản thân, nỗ lực sửa chữa, nỗ lực lấp đầy, thậm chí phát triển thành ưu điểm của bản thân, hoặc nếu không, họ sẽ đạt đến một tầm cao hơn trong cuộc sống.

Ngày đăng: 14-07-2022

525 lượt xem

     “Tám điều không đủ” này gần như bao quát toàn bộ mọi nguyên nhân khốn khó khiến cho nhân thế cầu mà không được trong cuộc sống.

“Tài không đủ thì mưu nhiều,

Biết không đủ thì lo nhiều;

Uy không đủ thì tức giận nhiều,

Tín không đủ thì nói nhiều;

Dũng không đủ thì làm nhiều,

Minh triết không đủ thì quan sát nhiều;

Lý không đủ thì biện minh nhiều,

Tình không đủ thì lễ nghi nhiều”.

1. Tài không đủ thì mưu nhiều

     Người không có đủ tài năng, khi gặp chuyện không có cách giải quyết thì tất nhiên sẽ phải tốn công tốn sức mưu tính.

      Tài năng phải thông qua quá trình nâng cao khuôn khổ đạo đức và thông qua quá trình tích lũy học vấn thì mới có được năng lực quyết đoán phân biệt phải trái đúng sai.

2. Hiểu biết không đủ thì lo nhiều

      Một người không có đủ kiến thức, trong lòng sẽ không có chủ kiến, làm việc gì cũng lo sợ đủ đường, vì vậy luôn lo nghĩ quá mức, rơi vào tình trạng hoang mang lo lắng và sợ hãi.

     Tuy nhiên, kiến thức là một loại phẩm chất được hình thành từ học thức của bản thân và trải nghiệm trong cuộc sống, và cũng là cơ sở nhận biết khả năng phân biệt của một người.

3. Uy không đủ thì nổi giận nhiều

     Người có đủ uy nghiêm, không cần nổi giận cũng tự có oai.

     Người không có đủ uy nghiêm khiến người khác khuất phục, thì làm chuyện gì cũng rất dễ nóng vội và giận dữ, ảo tưởng rằng có thể ra oai để chấn áp đối phương, nhưng lại vô tình để lộ sự bất tài và phẩm đức kém của mình.

     Trong “Hàn Phi Tử” có câu “chủ giận nhiều mà thích dùng binh”, vua chúa thường xuyên nổi giận mất đi lý trí và uy đức, hành động háo thắng chỉ thích đánh nhau.

     Theo quan điểm của Đông Y thì biểu hiện hay nổi giận được xem là một loại bệnh, có nhiều cách lý giải cho rằng: Người nhiều âm khí thì hay nổi giận, thể chất yếu thì nổi giận nhiều, mộc khí không đủ nên nổi giận nhiều.

     Uy đức của một người có được nhờ vào đức hạnh của chính người đó, người có đức, trên thuận theo ý trời, dưới thuận theo lòng dân thì chắc chắn sẽ được trời phù hộ.

     Lão Tử nói về phẩm đức “thượng thiện nhược thủy”, tự nhiên có thể hóa giải người khác, hóa giải mâu thuẫn, nổi giận ngược lại sẽ làm gia tăng sự oán ghét của đối phương, tự mình gây họa cho mình.

4. Tín không đủ thì nói nhiều

     Theo quan niệm của con người thời nay, người có uy tín sẽ giảm bớt được các chi phí giao tiếp, uy tín của một người chính là ‘nhãn mác’, ‘danh thiếp’, là ‘phẩm bài’ của anh ta.

     Ngược lại, người thiếu uy tín, cho dù có dùng hết mọi lời nói ngon ngọt và chạy đi khắp nơi để tặng quà cho người ta thì cũng không thể khiến người ta thực sự tin tưởng, mà làm như vậy lại càng giống như những kẻ bán hàng lừa đảo chuyên cung cấp quảng cáo giả cho khách hàng.

     Vì vậy, người không có đủ uy tín sẽ phải nói rất nhiều, giải thích rất nhiều,  thậm chí là dùng lời lẽ ngon ngọt để thuyết phục đối phương.

     Trong “Chu Dịch” có câu: “Người tốt nói ít, người nóng tính nói nhiều, người vu khống người tốt nói lời lươn lẹo.” Người tốt có phẩm chất cao đẹp luôn là người nói ít làm nhiều, người nóng vội thường nói rất nhiều, kẻ vu khống người tốt bụng hay nói vòng vo lúc này lúc khác, bịa đặt chuyện nói không thành có, xoay lật trắng đen, nói lời không thật.

     Từ xưa đến nay, mọi người đều cho rằng nguyên nhân con người thất bại đều là vì hai phẩm chất không tốt này: Một là cao ngạo, hai là nói nhiều. Nhìn lại các công khanh đại thần nổi tiếng trong lịch sử, phần lớn đều thất bại vì hai điều này.

5. Dũng không đủ thì làm nhiều

      Dũng cảm là một loại năng lực và đức tính đẹp khi đối mặt với mọi biến đổi của cuộc đời mà vẫn kiên trì giữ lấy lương tâm và bổn phận của mình.

      Khổng Tử nói “nhân giả tất hữu dũng, dũng giả bất tất hữu nhân” có nghĩa là người có nhân đức chắc chắn là người dũng cảm, mà người dũng cảm chưa chắc đã là người nhân đức.

      Dũng cảm mà không có đức chính là sự dũng cảm của một con người tầm thường khi không kiểm soát được cảm xúc thì cắm đầu làm liều mà không nghĩ đến hậu quả, sự dũng cảm này là một sự yếu đuối bất lực.

     Tục ngữ nói: Gặp ở đường hẹp người dũng cảm thắng, những trận chiến lấy thiểu số thắng đa số trong lịch sử đặc biệt làm nổi bật điểm này.

     Sợ hãi và dũng cảm là hai trạng thái khác nhau, sẽ sản sinh ra tình thế hoàn toàn ngược lại.

6. Minh triết không đủ thì quan sát nhiều

     Minh triết là trí tuệ nhạy bén có tầm nhìn xa trông rộng. Trong thiên Lương Huệ Vương của cuốn “Mạnh Tử” có nói: “Minh túc dĩ sát thu hào chi mạt” (Đôi mắt nhạy bén đủ để nhìn thấy phần cuối của một sợi tóc mỏng). Có thể quan sát được những chi tiết nhỏ nhất rồi từ đó đưa ra phán đoán, đây chính là một sự minh triết.

     Câu nói “có thể minh triết mà phán đoán gọi là phán đoán anh minh, không minh triết mà phán đoán gọi là võ đoán” của Tăng Quốc Phiên cũng nói cho người đời sau biết đạo lý “không đủ minh triết thì quan sát nhiều”.

7. Lý không đủ thì biện minh nhiều

     Trong cuộc sống, càng là người vô lý thì lại càng thích tranh luận biện minh, thậm chí là càng che càng hở theo kiểu đã sai còn cố tìm mọi lý lẽ để mong thoát tội.

     Khổng Tử nói: “Thiên hà ngôn tai? tứ thời hành yên, bách vật sinh yên, thiên hà ngôn tai!”, câu này nghĩa là bốn mùa xoay chuyển không ngừng, vạn vật theo đó mà sinh sôi nảy nở, đây là điều tự nhiên, ông trời đâu cần nói gì, mọi thứ vẫn diễn ra theo quy luật của nó.

     Cổ ngữ có câu: “Sảo ngôn lệnh sắc, tiên hĩ nhân” (lời ngon tiếng ngọt làm màu, hiếm có người nhân đức). Những người thường hay nói lời lẽ ngon ngọt phần lớn đều không phải là người có lòng tốt. Người quân tử nhân đức thực sự sẽ nói lời ngay thẳng.

8. Tình không đủ thì lễ nghi nhiều

     Lễ nghi là một loại quy tắc hành vi trong đối nhân xử thế, cũng là một khoảng cách xã giao an toàn. Tuy nhiên, giữa những người thân thiết với nhau thì luôn phải đối đãi chân thành, không nên dùng lễ nghi để tạo khoảng cách.

     Trong thi phẩm “Tích vũ Võng Xuyên trang tác” – Viết sau cơn mưa tại trang viên Võng Xuyên, thi nhân Vương Duy viết:

“Dã lão dữ nhân tranh tịch bãi
Hải âu hà sự cánh tương nghi?”

Dịch nghĩa:
Lão nhà quê này đã thôi cùng người tranh dành chỗ ngồi
Chim hải âu hà cớ gì mà lại nghi ngại nhau?

Dịch thơ:
Lão quê đã chán trò thua được
Hà cớ chim âu vẫn ngại ngùng?

      Ở hai câu thơ trên, nhà thơ dùng hình ảnh ‘tranh giành chỗ ngồi’ (tranh tịch) để vẽ ra một bầu không khí vui vẻ thoải mái giữa bạn bè với nhau. Nếu như giữa bạn bè với nhau mà vẫn luôn giữ thái độ khách sáo lễ nghi, thì đó là một sự xa cách của một loại tình cảm hời hợt.

      Thi nhân Đỗ Mục viết: “Nhân sinh tự bất túc, ái than tao phùng quả”, ý tứ là: Nhân sinh vì không biết thỏa mãn với cuộc đời của mình nên thường hay than thở về những bất hạnh mà mình gặp phải.

     Từ xưa đến nay con người ai cũng trải qua những chuyện không được như ý muốn: “ta vốn đem lòng hướng về trăng, cớ sao trăng lại soi cống rãnh”, cũng có những lúc không thể làm khác được: “đời này ai ngờ, tâm tại Thiên Sơn, thân già đi tại Thương Châu”

      Đây cũng là lời than thở ngàn năm của thi hào Tô Thức, trong thi phẩm: “Thuỷ điệu ca đầu – Trung thu”, ông viết:

Người có buồn, vui, ly, hợp
Trăng có tỏ, mờ, tròn, khuyết
Tự cổ vẹn toàn đâu
Chỉ nguyện người trường cửu
Ngàn dặm dưới trăng thâu”…

 

Dưỡng chính di quy - Trần Hoành Mưu 

 

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha