NGHỆ THUẬT LẮNG NGHE - BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG

Nhịp cầu cho sự hiểu biết cảm thông, chìa khóa để mở các cảnh cửa của cuộc đời là những giá trị to lớn mà kỹ năng lắng nghe mang lại. Để học được cách lắng nghe hiệu quả, sau đây là chia sẻ của Trung tâm gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà NẴng

Ngày đăng: 21-03-2017

1,984 lượt xem

Kết quả hình ảnh cho nghe thuat lang nghe

I. Kỹ năng lắng nghe: Giá trị và bài học cuộc sống

 

Khi còn bé thơ, chúng ta được dạy "học ăn, học nói, học gói, học mở". Và càng nói nhiều thì đó là dấu hiệu phát triển bình thường. Nhưng ít khi nào chúng ta được dạy phải biết lắng nghe. Và phần nhiều, cha mẹ, thầy cô, các bậc phụ huynh, v.v… không để tâm nhiều đến chuyện dạy dỗ cách biết lắng nghe. Tất nhiên, cha mẹ hay các thầy cô có dạy mình phải biết nghe lời. Nhưng ít khi chúng ta được dạy kỹ năng lắng nghe sao cho hiệu quả.

 

II. 4 gợi ý giúp bạn cải thiện kỹ năng lắng nghe hiệu quả

 

Mặc dù quá trình rèn luyện cần thời gian để đạt được những hiệu quả cao nhất, nhưng những gợi ý nhỏ dưới đây sẽ một phần giúp bạn cải thiện kỹ năng lắng nghe của mình với các thành viên trong nhóm nói riêng, và với những người xung quanh nói chung. 

 

1.     Thể hiện sự quan tâm 

 

Hãy để người nói biết bạn đang lắng nghe những gì họ nói bằng cách sử dụng những từ đệm như à, ừ,…Đồng thời, những hành động nhỏ như gật gù khi tán thành một chi tiết của câu chuyện, hoặc chỉ đơn giản là duy trì ánh mắt và nụ cười với họ, cũng là một cách để thể hiện phép lịch sự và sự tôn trọng với người đối diện. Tuy chỉ là những kĩ năng cơ bản, nhưng chính các  hành động “biết nói” này sẽ giúp người nói cảm nhận được rằng bạn vẫn dành sự tập trung cho họ. 

 

2.     Gác điện thoại sang một bên

 

Một mặt, bạn sẽ khó có thể hiểu được toàn bộ nội dung câu chuyện khi bạn bị xao nhãng liên tục bởi những tin nhắn và các mạng xã hội. Mặt khác, nếu đặt bạn vào vị trí của người nói, bạn nghĩ gì khi tốn bao nhiêu công sức giải thích vấn đề mà các thành viên trong nhóm cứ chăm chú nhìn vào chiếc điện thoại của họ? Vì vậy, đừng nên làm những gì mà bạn không muốn người khác làm với mình; hãy tạm ngưng sử dụng chiếc điện thoại và dành trọn thời gian lẫn tâm trí vào cuộc đối thoại nhé. 

 

3.     Phản hồi lại những gì được nghe

 

Nếu không hiểu hoặc chưa rõ chi tiết nào, bạn nên ghi nhớ lại trong đầu hoăc ghi chú lại để chọn thời điểm đặt câu hỏi thích hợp. Điều này sẽ giúp bạn hiểu vai trò của mình và cũng để mọi người trong nhóm tin tưởng bạn đã nắm công việc được giao. Tránh cắt ngang lời các thành viên khác vì khi làm như vậy bạn vừa  gây ảnh hưởng tới luồng suy nghĩ của họ, vừa vô tình thể hiện mình là người thiếu những kĩ năng mềm cơ bản.  

 

4.     Đánh giá chân thành khi làm việc nhóm

 

Và sau cùng, sau khi đã lắng nghe những gì người đối diện muốn truyền đạt, đừng vội đánh giá câu chuyện hay đề xuất của họ là tốt hay không tốt. Hãy nhớ rằng dù là nhóm học tập hay làm việc đi chăng nữa, không có ý tưởng nào là hoàn hảo ngay từ lần trình bày đầu tiên. Sự góp ý thẳng thắn, chân thành của bạn chính là kĩ năng quan trọng nhất trong việc đem lại sự thành công cho cả nhóm.

 

Mary Lou Casey từng nói: “Điều mà con người thực sự cần là được lắng nghe thực sự”. Vào bất kỳ thời điểm nào. Dù chúng ta làm nghề gì, trong cương vị như thế nào đi nữa thì kỹ năng lắng nghe là tiêu chí vô cùng quan trọng, mang lại hiệu quả thiết thực nhất cho chúng ta.

 

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha