GIA SƯ - DẠY KÈM TẠI NHÀ NTIC ĐÀ NẴNG TƯ VẤN CHO PHỤ HUYNH HỌC SINH VÀO LỚP 10

Năm học mới này thật sự khó khăn cho hầu hết các học sinh đầu cấp do tình hình dịch bệnh hoành hành, việc học của các em bị xáo trộn không ít đặc biệt là học sinh lớp 10. Phụ huynh của chúng ta phải làm sao để trẻ không bị hụt hẫng và sa sút trong học tập.

Ngày đăng: 17-08-2021

1,054 lượt xem

Học sinh vào lớp 10, rất nhiều kì vọng nơi con. Ở lứa tuổi mộng mơ bao nhiêu niềm hi vọng mang theo vào trường học. Làm thế nào để hài hòa giữa việc học và ước mơ non trẻ trong đời. Sau đây là tâm sự của chúng tôi phần nào giúp phụ huynh nhận ra vai trò của mình để giúp con học tập tốt hơn, trưởng thành người có tương lai và tiền đồ sáng lạn.

1. KHÔNG ĐỂ CON BỊ ĐỘNG TRONG HỌC TẬP

     Một thực tế phụ huynh Việt thường đặt quá nhiều kỳ vọng và áp lực lên con cái khi học. Rằng con luôn phải học giỏi, tự giác học mà không phải nhắc, chủ động học khi có thời gian rảnh, làm bài trên lớp và ở nhà, tham gia các lớp học thêm ngoài giờ học chính… Cha mẹ vẫn luôn nghĩ việc con bị động trong học tập, tiếp thu kiến thu kiến thức chậm là do bản thân con lười học, cha mẹ chỉ việc đốc thúc, nhắc nhở liên tục là đủ. Vô hình chung những thói quen này của phụ huynh khiến con luôn ở thế bị động. Chỉ khi nào ba mẹ nhắc thì mới ngồi học hoặc học trong một tâm thế chống đối.

     Quan tâm đến việc học tập của con cái không chỉ nên dừng lại ở lời nhắc nhở hay ép buộc, nhất là với lứa tuổi từ 15 đến 18. Đây là giai đoạn con ở tuổi dậy thì, dễ có những suy nghĩ bốc đồng và đi ngược lại với những lời nói của cha mẹ. Một số phụ huynh lại lựa chọn phó mặc con cho nhà trường và thầy cô quản lý, chủ quan nghĩ rằng chỉ cần con đi học đủ số buổi là được. Cha mẹ đặt ra những quy tắc, lịch trình được sắp xếp sẵn, việc của con là chỉ cần làm theo như một cỗ máy, lâu dần hình thành thói dựa dẫm, phụ thuộc.

      Việc phó mặc con cho nhà trường hay quá sát sao, ép buộc con trong học tập đều gây ra những hệ quả xấu đến tính cách và tương lai của con cái. Định hướng không đồng nghĩa với việc ép buộc con phải nghe theo cha mẹ. Mục tiêu của chương trình giáo dục THPT là giúp con tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết, hình thành ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân.

2. GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG VÀ HỖ TRỢ HỌC TẬP CHO CON TỪ LỚP 10

     Cha mẹ cần phải CHỦ ĐỘNG hơn trong việc xác định hướng đi tương lai cho con ngay từ lớp 10 chứ không phải đợi đến khi sắp thi tốt nghiệp THPT. Chủ động trong việc lắng nghe, chia sẻ việc học tập trên lớp với con. Chủ động tìm kiếm thông tin, tham khảo nghề nghiệp phù hợp với năng thực và sở thích của con. Lớp 10 là giai đoạn con đang bắt đầu tập làm quen với môi trường mới, cũng là thời điểm thích hợp để cha mẹ giúp con thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn.

      Cha mẹ nên thay đổi để phù hợp với con hơn từ suy nghĩ đến cách quan tâm con. Việc học tập và tích lũy kiến thức là một quá trình dài và liên tục. Ngoài kiến thức từ trên lớp, cha mẹ nên cho con tiếp cận với những phương pháp học hiện đại như học online. Những khóa học thế này rất hữu ích trong việc giúp con rèn luyện tính tự giác và chủ động trong học tập, đa dạng hình thức tiếp nhận bài vở, con sẽ hào hứng hơn rất nhiều.

     Hãy dạy con cách làm chủ bản thân mình trước tiên là trong việc học tập song song với những kỹ năng sống. Con cần phải hiểu được tầm quan trọng của việc sở hữu những kiến thức, kỹ năng. Càng nhiều thói quen tốt được hình thành, con sẽ càng trưởng thành, tự lập, sống tích cực và có ích cho xã hội khi rời khỏi vòng tay bao bọc của bố mẹ. Luôn thúc đẩy con tiến lên phía trước bằng sự quan tâm, những lời động viên, khích lệ kịp thời để con không thấy mình cô đơn.

 

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha