BÀN VỀ VIỆC HỌC NHÂN NGÀY KHAI TRƯỜNG

Tuổi trẻ chăm lo học tập là tốt nhưng đầu tư cho việc học không đúng cách đôi lúc sẽ đánh mất tương lai và cơ hội của bạn.

Ngày đăng: 04-09-2020

657 lượt xem

Ngày mai, hàng triệu học sinh trong cả nước bước vào năm học mới. Chu kì học, học nữa, học mãi của các em chính thức được vận hành.

Khi được hỏi các em: Học để làm gì? Có rất nhiều câu trả lời nào là học để làm người, học để tìm được một công việc tốt, học để sau này kiếm được nhiều tiền,…Vậy, đâu là câu trả lời đúng?

Cốt yếu của vấn đề giáo dục không chỉ là truyền đạt và khám phá tri thức mà các em còn phải rèn luyện, trao dồi đạo đức, kỹ năng sống và nghị lực bản thân.

 - Đạo đức học sinh được rèn luyện thông qua nề nếp, tác phong, hành động, giao tiếp và ý thức học tập,…qua đó các em trưởng thành và hình thành nhân cách cho bản thân.

 - Kỹ năng sống kích thích những hành vi tích cực và khả năng thích nghi cho phép mỗi các em đối phó hiệu quả với các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.

 - Còn nghị lực học sinh được định hình thông qua ý chí, quyết tâm và phấn đấu không ngừng qua từng tiết học, con điểm và bài kiểm tra,… giúp các em tạo dựng niềm tin trong cuộc sống.

Muốn làm được như thế, học sinh phải ham thích đến trường, tìm thấy niềm vui trong từng tiết học, kích thích được đam mê khám phá tri thức của từng em và có sự ganh đua lành mạnh trong từng con điểm…

Nhưng giờ đây, với khẩu hiệu học để thi và điểm là thước đo chất lượng giáo dục thì các em lao vào vòng xoáy học tập quay cuồng. Đặc biệt là học sinh ở các lớp cuối cấp thì sáng khoảng 6h30 rời khỏi nhà đến trường học chính khóa, chiều học phụ đạo và tối học thêm mãi đến 9h tối còn chưa về đến nhà. Các em học liên tục như thế, lắm lúc còn được bố mẹ phục vụ ăn uống và chăm sóc sức khỏe ở tận bàn học thì lấy thời gian đâu để các em tự học. Còn nói gì đến việc rèn luyện kỹ năng phân tích, tư duy và đúc kết lại các vấn đề mà em được học.

Kết quả của quá trình học tập này là học sinh hoàn thiện được kỹ năng ghi chép, tư duy quan sát và kiến thức thuộc lòng.

Từ đó, bản thân tôi nghĩ rằng, các cấp học phổ thông hiện nay nên chia thành 3 cấp

 - Cấp cơ sở (từ lớp 1 đến lớp 5) rèn luyện cho người học những kiến thức cơ bản như đọc, chép, sửa lỗi chính tả và cộng trừ nhân chia,… là đủ.

 - Cấp phổ thông (từ lớp 6 đến lớp 9) rèn luyện cho người học những hiểu biết thêm kiến thức về vấn đề tự nhiên, xã hội và những kiến thức cần thiết ở cấp độ cao hơn tí xíu dành cho mọi người.

 - Cấp trung học chuyên biệt (từ lớp 10 đến lớp 12) cần có sự phân hóa cho người học dựa vào dựa vào trình độ nhận thức, khả năng tư duy và năng khiếu của từng em mà phát hiện, bồi dưỡng  và phân luồng đào tạo học sinh theo sở học giúp các em định hình công việc trong tương lai, hướng nghiệp hiệu quả và dễ dàng tiếp cận kiến thức khi lên các cấp học cao hơn. Như vậy, trường trung học chuyên biệt sẽ thuận lợi cho học sinh hơn nhiều so với trường trung học phổ thông hiện hành.

Thay cho lời kết, tôi xin trích dẫn câu nói của tay vợt cầu lông Nguyễn Tiến Minh khi được hỏi về đội ngũ kế cận: Tài năng môn cầu lông của nước ta thì rất nhiều nhưng đội ngũ kế cận lại rất hiếm vì họ bị nhồi nhét trong các lò luyện thi.

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha