ĐÊ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VĂN HỌC KÌ 2 - KHỐI 11

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng xin giới thiệu phần ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VĂN HỌC KỲ II - KHỐI 11. Nhằm hỗ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.

Ngày đăng: 29-04-2018

2,386 lượt xem

Hình ảnh có liên quan

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG  NGUYỄN TRÃI

            TỔ NGỮ VĂN

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2017- 2018

Môn: Ngữ văn lớp 11

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Học sinh ôn tập các bài từ đầu học kì II  đến thời điểm trước thi 01 tuần. Trong đó, cần chú ý tập trung vào các bài sau:

 

I. ÔN TẬP ĐỌC VĂN

VĂN HỌC VIỆT NAM

     1.  Vội vàng- Xuân Diệu

a. Nội dung:

Quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu - người nghệ sĩ của niềm khát khao giao cảm với đời qua ước muốn táo bạo, qua cảm nhận về vẻ đẹp cuộc sống và nỗi ám ảnh về thời gian, tuổi trẻ, cuộc đời; qua khát vọng sống cuồng nhiệt, hối hả tận hưởng mọi đặc ân của cuộc sống.

b. Nghệ thuật:

 Thấy được sự kết hợp hài hòa giữa mạch cảm xúc dồi dào và mạch triết lí sâu sắc của bài thơ cùng những sáng tạo trong hình thức thể hiện.

      2. Tràng giang- Huy Cận

a. Nội dung: Qua vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên bộc lộ nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời và lòng yêu quê hương tha thiết của tác giả.

     b. Nghệ thuật:Giọng thơ mang phong vị Đường thi sâu lắng (cổ điển), những rung cảm tinh vi và sáng tạo hiện đại; nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình…

      3. Đây  thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử

            a. Nội dung: Qua vẻ đẹp của bức tranh thôn Vĩ ở mỗi thời điểm, thấy được tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp, con người, hạnh phúc và thân phận của tác giả.

b. Nghệ thuật: Hài hoà bút pháp tả thực, lãng mạn, tượng trưng

       4. Chiều tối- Hồ Chí Minh

a. Nội dung: Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách nghệ sĩ- chiến sĩ HCM: yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống; kiên cường vượt lên hoàn cảnh, luôn ung dung, tự tại và lạc quan trong mọi hoàn cảnh.

b. Nghệ thuật: Bài thơ mang đậm màu sắc cổ điển, hiện đại; thủ pháp đối lập, điệp liên hoàn…

       5. Từ ấy- Tố Hữu

a. Nội dung: Niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản .

b. Nghệ thuật: Sử dụng các biện pháp tu từ, ngôn ngữ thơ giàu tính nhạc.

       6. Một thời đại trong thi ca- Hoài Thanh

a. Nội dung: Nêu rõ nội dung cốt yếu của tinh thần thơ mới: lần đầu tiên cái Tôi- với cái nghĩa tuyệt đối của nó xuất hiện trong thi ca đồng thời nói lên cái bi kịch ngấm ngầm trong hồn người thanh niên hồi bấy giờ.

b. Nghệ thuật: Cách lập luận khoa học, chặt chẽ, với một văn phong tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc.

VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

    1.Tôi yêu em- Puskin

a. Nội dung: Bài thơ thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng, nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha.

b. Nghệ thuật:Ngôn từ giản dị, tinh tế; điệp khúc “tôi yêu em”…

   2. Người trong bao- SêKhốp

 a. Nội dung: Qua hình tượng cái bao và nhân vật người trong bao Bê-li-cốp, tác giả lên án, phê phán mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao về tác hại của nó  đối với hiện tại và tương lai của nước Nga. Đồng thời bức thiết cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cuộc sống, cách sống, không thể sống tầm thuờng, vô vị và hủ lậu như thế mãi.

b. Nghệ thuật:Xây dựng nhân vật với chân dung kì dị và tính cách kì quái mà vẫn chân thực, có ý nghĩa tiêu biểu; giọng kể trầm tĩnh, bề ngoài có vẻ khách quan, bình thản nhưng  bên trong là giọng bức xúc, trăn trở; xây dựng hình ảnh có ý nghĩa cụ thể và biểu trưng…

II. ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

1. Nghĩa của câu

- Nghĩa sự việc: Đề cập đến sự việc được nói đến ở trong câu

- Nghĩa tình thái:Thái độ của người viết đối với sự việc được nói tới, đối với người nghe.

2. Đặc điểm của loại hình tiếng Việt

Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

- Cơ sở cấu tạo ngữ pháp là tiếng.

- Từ không biến đổi về mặt hình thái.

- Biện pháp chủ yếu để biểu thị ngữ pháp là sắp đặt từ và sử dụng hư từ.

3. Phong cách ngôn ngữ chính luận

- Nắm được khái niệm ngôn ngữ chính luận.

- Các đặc trưng của phòng cách ngôn ngữ chính luận: Tính công khai về lập trường chính trị; tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận; tính truyền cảm, thuyết phục.

III. ÔN TẬP LÀM VĂN

1. Các thao tác lập luận

a. Phân tích:

 - Chia nhỏ đối tượng ra để xem xét rồi khái quát lại bản chất của đối tượng.

 - Cách phân tích:Phân tích trong mối quan hệ với nhân vật khác,quan hệ với yếu tố chia nhỏ của đối tượng, phân tích đối tượng từ nhiều góc độ khác nhau…

 b. So sánh:

 - Đối chiếu giữa hai đối tượng để tìm ra điểm giống nhau,khác nhau giữa chúng.

 - Cách so sánh:lựa chọn đối tượng để so sánh, đặt 2 đối tượng vào cùng một tiêu chí, một phương diện để đánh giá, rút ra kết luận có liên quan đến tiêu chí đó.

 c. Bác bỏ

Dùng lí lẽ,chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,…từ đó nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người khác.

d. Bình luận:

 Đề xuất hay thuyết phục người khác tán đồng với nhận xét,đánh giá,bàn luận của mình về một vấn đề trong đời sống hay trong văn học.

2. Ôn tập kĩ năng nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

 

B. CẤU TRÚC ĐỀ

I.  Phần Đọc - hiểu ( 3 điểm): có 4 câu hỏi xoay quanh các nội dung sau:

*Nhận biết:  02 câu ( mỗi câu 0,5đ)

- Nhận diện, xác đinh: thể loại/phương thức biểu đạt/ … của văn bản.

 -  Chỉ ra chi tiết/ hình ảnh/ biện pháp tu từ,... nổi bật trong văn bản

* Thông hiểu: 01 câu (1,0đ)

-  Khái  quát  chủ  đề/nội dung chính/  vấn đề  chính,...  mà  văn bản đề cập.

- Hiểu được quan điểm/ tư tưởng, thông điệp... của tác giả.

- Hiểu được ý nghĩa/ tác dụng của việc sử dụng  thể  loại/ phương  thức  biểu đạt/ từ ngữ/ chi tiết/ hình  ảnh/  biện  pháp tu   từ, thể thơ...   trong   văn bản.

 -  Hiểu  được một  số nét đặc sắc về nghệ thuật theo đặc trưng thể loại (thơ/truyện/...)  hoặc một số nét đặc sắc về nội dung,nghệ thuật

 * Vận dụng : 01 câu (1,0đ)

- Nhận xét/  đánh giá  về  tư  tưởng/ quan điểm/ tình cảm/ thái độ của tác giả thể hiện trong văn bản.

- Nhận xét về một giá trị nội dung/ nghệ  thuật  của văn bản.

-  Rút  ra  bài  học về tư tưởng/ nhận thức.

II. Phần Làm văn ( 7 điểm)

  + Nội dung ra đề: Kiến thức của các bài đọc văn đã được học.

  + Dạng đề: Nghị luận văn học.

                                                                           

Tổ trưởng chuyên môn 

  Nguyễn Thị Châu

 

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha