Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng giới thiệu phần TÍNH CHẲN LẺ CỦA HÀM SỐ nhằm hổ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.
Ngày đăng: 17-10-2018
2,218 lượt xem
Định nghĩa :
Hàm số y = f(x) với tập xác định D gọi là hàm số chẵn nếu :
x ∈ D thì -x ∈ D và f(-x) = f(x).
lưu ý : đồ thị của hàm số chẵn nhận trục tung làm trục đối xứng.
Hàm số y = f(x) với tập xác định D gọi là hàm số lẻ nếu :
x ∈ D thì -x ∈ D và f(-x) = -f(x).
lưu ý : đồ thị của hàm số lẻ nhận góc tọa độ làm tâm đối xứng.
+ D là tập đối xứng có dạng : [-a; a] với a ∈ R.
————————–
Phương pháp :
Bước 1 : tìm TXĐ : D chứng minh D là tập đối xứng.
Bước 2 : lấy x ∈ D => – x ∈ D.
Bước 3 : xét : f(-x) :
—————————-
Bài tập 1 : Xét tính chẵn lẻ của hàm số : y = f(x) = x3 + x
TXĐ : D = R
=> D là tập đối xứng.
lấy x ∈ D => – x ∈ D.
Xét f(-x) = (-x)3 + (-x) = -( x3 + x)= -f(x)
=> f(-x) = – f(x)
vậy : hàm số y = x3 + x là hàm số lẻ.
Bài tập 2 : Xét tính chẵn lẻ của hàm số : y = f(x) = x4 + x2 – 2
TXĐ : D = R
=> D là tập đối xứng.
lấy x ∈ D => – x ∈ D.
Xét : f(-x) = (-x)4 + (-x)2 – 2 = x4 + x2 – 2 = f(x)
=> f(-x) = f(x)
Vậy : hàm số y = x4 + x2 – 2 là hàm số chẵn.
Bài tập 3 : Xét tính chẵn lẻ của hàm số : y = f(x) = – 5
TXĐ : 2x + 8 ≥ 0 <=> x ≥ – 4
D = [-4; + ∞)
ta có : 5 ∈ D mà – 5 ∉ D => D không là tập đối xứng.
vậy : hàm số không chẵn, không lẻ.
Bài tập rèn luyện : Xét tính chẵn – lẻ của các hàm số sau :
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT
ĐÀO TẠO NTIC
Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857
Email: daotaontic@gmail.com
Gửi bình luận của bạn