Chuẩn bị 2 ống nghiệm : 2ml dd saccarozo vào ống nghiệm 1 cho thêm vào vài giọt dd H2SO4 1M

Trung tâm gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng giới thiệu phần giải đáp thắc mắc nhằm hổ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này

Ngày đăng: 15-10-2021

2,273 lượt xem

Câu hỏiChuẩn bị hai ống nghiệm sạch và tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

  Bước 1: Cho vào ống nghiệm thứ nhất 2 ml dung dịch saccarozơ 1%, nhỏ thêm 1 giọt dung dịch H2SO4 1M rồi đun nóng ống nghiệm từ 2 đến 3 phút; sau đó thêm tiếp 2 giọt dung dịch NaOH 1M và lắc đều.

  Bước 2: Cho vào ống nghiệm thứ hai 2 ml dung dịch AgNO3 1%. Thêm từng giọt dung dịch NH3 vào cho đến khi kết tủa vừa xuất hiện lại tan hết.

  Bước 3: Rót dung dịch ở ống nghiệm thứ nhất sang ống nghiệm thứ hai, lắc đều rồi ngâm ống nghiệm trong nước nóng (khoảng 600C đến 700C). Để yên một thời gian, quan sát hiện tượng.

Cho các phát biểu:

                (a) Ở bước 1, khi cho H2SO4 1M vào và đun nóng thì saccarozơ bị hóa đen do tác dụng với H2SO4.

                (b) Ở bước 1 có thể thay dung dịch NaOH 1M bằng dung dịch NaHCO3 1M.

                (c) Ở bước 2 có thể thay dung dịch NH3 bằng dung dịch có tính bazơ như NaOH loãng.

                (d) Ở bước 3, nếu đun sôi dung dịch thì trong ống nghiệm sẽ xuất hiện kết tủa vón cục.

                (e) Ở bước 3 xảy ra phản ứng khử glucozơ và fructozơ.

                (g) Sau bước 3 trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp kim loại sáng bóng như gương chứng tỏ saccarozơ có phản ứng tráng bạc.

Số phát biểu đúng là

     A. 3.                      

     B. 1.                      

     C. 2.                      

     D. 4.

 Hướng dẫn giải

               (a) [SAI] Ở bước 1, khi cho H2SO4 1M vào và đun nóng thì saccarozơ bị hóa đen do tác dụng với H2SO4.

H2SO4 1M loãng nên không có khả hút ẩm

                (b) [ĐÚNG] Ở bước 1 có thể thay dung dịch NaOH 1M bằng dung dịch NaHCO3 1M.

NaOH có tác dụng trung hòa H2­SO4

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

NaHCO3 cũng có tác dụng trung hòa H2SO4

2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O

                (c) [SAI] Ở bước 2 có thể thay dung dịch NH3 bằng dung dịch có tính bazơ như NaOH loãng.

NaOH + AgNO3 → NaNO3 + AgOH

2AgOH không bền → Ag2O + H2O

Còn dung dịch NH3 dư thì tạo phức tan với kết tủa AgOH

AgNO3 + NH3 + H2O → AgOH + NH4NO3

AgOH + 2NH3 → Ag[NH3]2OH

                (d) [SAI] Ở bước 3, nếu đun sôi dung dịch thì trong ống nghiệm sẽ xuất hiện kết tủa vón cục.

                (e) [SAI] Ở bước 3 xảy ra phản ứng khử glucozơ và fructozơ.

Khi saccarozơ bị thủy phân trong môi trường axit tạo thành glucozơ và fructozơ

C12H22O11 + H2O → C6H12O6 + C6H12O6

Fructozơ trong môi trường bazơ → glucozơ

Xảy ra phản ứng oxi hóa glucozơ

CH2OH-[CHOH]CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + 2H2O → CH2OH-[CHOH]COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3

                (g) [ĐÚNG] Sau bước 3 trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp kim loại sáng bóng như gương chứng tỏ saccarozơ có phản ứng tráng bạc.

Ag sinh ra bám lên thành ống nghiệm

→  Đáp án: C

Trung tâm luyện thi - gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha