SUY NGẪM VỀ CÂU TỤC NGỮ ”THƯƠNG CHO ROI CHO VỌT” TRONG GIÁO DỤC

Tại sao những người thầy (cô) đạo mạo, trang nghiêm, nhân hậu (nhà kỹ sư tâm hồn) trong chốc lát biến thành những mụ dì ghẻ hung ác hay những tay đấm MMA chuyên nghiệp với những cô cậu học trò đáng yêu của mình vậy?

Ngày đăng: 31-07-2021

580 lượt xem

     Tục ngữ có câu “Thương cho roi cho vọt”. Trong gia đình, khi trẻ mắc sai lầm cha mẹ thường dạy con bằng đòn roi để trẻ nhớ được bài học sai lầm đó mà không bao giờ tái phạm. Từ đó, con cái có xu hướng sợ sệt bố mẹ. Vì vậy, chúng sẽ nghe lời bố mẹ vô điều kiện mà không dám có hành động phản kháng hay chống đối bất kể điều đó là đúng hay sai “con cãi cha mẹ trăm đường con hư”.

     Chuyện đó xưa rồi diễm, thời gian gần đây cộng đồng mạng dậy sóng từ vụ rò rỉ những clip trong học đường như “Cô giáo bắt cả lớp tát bạn mấy trăm cái”, “Bắt trẻ uống nước ghẻ lau bảng”, “Thầy đánh trò bằng những cú Kungfu”,...  cũng bởi “thương cho roi cho vọt” này.

Trần tình của cô giáo bắt cả lớp tát bạn 231 cái

Ảnh 1: Cô giáo bắt học trò tát bạn 231 cái

Thầy giáo 9X đánh học trò dã man tại Bắc Giang bị mất việc - VietNamNet

Ảnh 2: Thầy giáo 9X đánh học trò 

Lộ chân dung cô giáo ở Hải Phòng bắt học sinh uống nước giặt giẻ lau

   Ảnh 3: Cô giáo bắt học sinh uống nước ghẻ lau bảng 

 Tại sao những người thầy (cô) đạo mạo, trang nghiêm, nhân hậu (nhà kỹ sư tâm hồn) trong chốc lát biến thành những mụ dì ghẻ hung ác hay những tay đấm MMA chuyên nghiệp với những cô cậu học trò đáng yêu của mình vậy? 

     Đành rằng thầy (cô) giáo nào cũng thương và yêu quý học trò như con đẻ hay đứa em trong nhà hết. Nhưng không phải vì thế mà tùy tiện “cho roi cho vọt”.

     Hiện nay, trong nhà trường có quá nhiều phong trào thi đua các loại, tạo ra áp lực rất lớn lên các thầy (cô) giáo đặc biệt là thầy (cô) giáo chủ nhiệm.

     Theo quan điểm giáo dục của ngài Thích Ca Mâu Ni thì quá trình thi đua làm con người kích hoạt “tâm Tham” dẫn đến có sự ganh đua quá mức không cần thiết giữa các lớp với nhau trong nhà trường, giữa các trường với nhau,... Vì thế, cái mà thầy (cô) cần là thành tích trước mắt chứ không phải vì học trò.

     Khi áp lực thi đua càng lớn mà thành tích của tập thể lớp mình kém cỏi thì họ bắt đầu nổi nóng (tâm Sân). Thầy (cô) không còn giữ được bình tĩnh nữa thế là họ la mắng quát tháo xúc phạm học trò, thậm chí còn thượng cẵng tay hạ cẵng chân với học trò... như những gã côn đồ. Bảo rằng vì thương nên cho roi cho vọt nhưng khi thầy (cô) đang “vọt” học trò thì là thương hay là giận. Không ít vị thầy (cô) khi thành tích của lớp không đạt ngồi trước học trò mà khóc như những đứa trẻ hay dở trò thù vặt đì bọn trẻ làm lỡ cơ hội của lớp cho bỏ ghét... Lúc này là “ tâm Si” mê muội, hụt hẫng và tuyệt vọng...

     Thử hỏi những nhà ươm mầm xanh tuổi trẻ cao quý thế mà vì áp lực thi đua ngày càng lớn họ vội vàng bỏ qua giá trị bản thân để mặc tâm tham, sân, si lộng hành, sai khiến để rồi đánh mất chính mình.

     Than ôi! Giá trị của người thầy sao lại đem ra cân, đong, đo, đếm bằng những tờ giấy khen của học trò cơ chứ.

Trung tâm luyện thi - gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha