Thói quen luôn đồng hành với mỗi người trong cuộc sống. Thói quen nhiều người nghĩ chỉ là những điều nhỏ nhặt, nhưng thực sự, nó làm nên con người các em, số phận các em. Tạo được một thói quen tốt, đó là thành công rất lớn của mỗi người, nhất là trong học tập. Sau đây là tư vấn của Trung tâm gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng về luyện tập thói quen tốt cho học sinh.
Ngày đăng: 04-03-2017
2,141 lượt xem
Cổ nhân có câu:
Gieo suy nghĩ, gặt hành động.
Gieo hành động, gặt thói quen.
Gieo thói quen, gặt tính cách.
Gieo tính cách, gặt số phận.
Sau đây là 8 bước giúp học sinh hình thành thói quen tốt.
Bước 1. Phải có trách nhiệm với bản thân.
Điều này có nghĩa là các em phải có khả năng xác định rõ những ưu tiên củacác em, thời gian và những điểm mạnh của các em. Khi học hay làm bất cứ một bài nào, các em phải luôn cố gắng hết sức để hoàn thành nó. Thực tế, trong quá trình học tập, nhiều em tự “ve vuốt” mình, tự thỏa mãn với những gì mình đã làm. Chính điều đó làm cho các em mất dần đi trách nhiệm với bản thân.
Bước 2. Phải biết đặt bản thân, những giá trị và nguyên tắc của bản thân vào vị trí trung tâm.
Một người tự lập là phải biết tự vận động, đừng để bạn bè và người khác áp đặt ra cho các em điều gì là quan trọng. Chính bản thân các em mới biết điều gì là cần nhất trong học tập cho các em trong lúc này, bởi các em nắm được những điểm yếu cũng như những hạn chế của mình rõ hơn ai hết.
Bước 3. Việc hôm nay chớ để ngày mai.
Chần chừ trong công việc, để dành việc sang ngày hôm sau, đó là tâm lí chung của rất nhiều người. Tuy nhiên một trong những thói quen để học tập thật hiệu quả, đó là hãy tuân theo những ưu tiên các em đã đặt ra cho chính mình, và đừng để ai đó hay những ý thích của họ khiến các em sao nhãng những cái đích của mình.
Hãy hoàn thành tốt công việc của ngày hôm nay ngay từ bây giờ. Đừng bao giờ để bị tồn đọng việc, các em nhé!
Bước 4. Khám phá ra thời điểm và nơi làm việc hiệu quả nhất đối với các em.
Sáng, chiều, tối; lúc nào là lúc các em có thể tập trung nhất và làm việc hiệu quả nhất? Hãy dành khoảng thời gian này để làm việc khó nhất.
Bước 5. Hãy luôn coi mình là người chiến thắng.
Dù đó là vì lợi ích của các em, hay của bè bạn, của thầy cô hay những người hướng dẫn, các em là người chiến thắng khi các em làm việc hết mình và cống hiến hết mình cho lớp học của các em. Nếu các em hài lòng với những gì các em làm, điểm số sẽ chỉ là sự kiểm chứng cho phần nổi của những công việc của các em, nói cách khác, điểm chỉ là một kết quả trong số những điều các em thu được.
Khi được điểm thấp đừng có buồn nhé! Chỉ cần bản thân mình cố gắng là ổn, rồi từ đó các em lại cố gắng nhiều hơn nữa.
Bước 6. Trước tiên, hãy hiểu mọi người, sau đó hãy cố gắng để mọi người hiểu mình.
Khi các em có trục trặc với giáo viên, chẳng hạn như thắc mắc về điểm số, hay các em muốn nộp bài trễ hơn thời hạn thầy cô đã đặt ra, hãy đặt mình vào địa vị của thầy cô. Bây giờ, các em hãy tự hỏi mình xem khi đó thì cách trình bày như thế nào sẽ dễ được thầy cô chấp nhận.
Bước 7. Hãy tìm ra những giải pháp tốt hơn cho một vấn đề.
Nếu như các em không hiểu sách giáo khoa viết gì, bạn không nên chỉ đọc lại. Hãy thử một cách nào khác xem! Hãy thử hỏi ý kiến thầy cô, hay bạn bè…
Bước 8. Liên tục thử thách chính mình.
Tự tạo cho mình một thói quen là tìm cơ hội cho chính mình để thử thách chính bản thân mình.Khi đó các em sẽ năng động và sáng tạo hơn nhiều đấy.
Nguồn từ internet
Trung tâm gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT
ĐÀO TẠO NTIC
Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857
Email: daotaontic@gmail.com
Gửi bình luận của bạn