GIA SƯ - DẠY KÈM TẠI NHÀ NTIC ĐÀ NẴNG HỖ TRỢ PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG NHÓM

không phải ngẫu nhiên mà người thầy được mệnh danh là kỹ sư tâm hồn. Người thầy không chỉ giúp cho học sinh nắm bắt kiến thức chuyên môn do mình giảng dạy mà còn hình thành cho học sinh hình thành nhân cách và ý thức học tập.

Ngày đăng: 19-01-2020

1,449 lượt xem

Kết quả hình ảnh cho hoat dong nhom

Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông bao gồm cả đổi mới về nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy, trong đó có chú trọng đến phương pháp học hợp tác nhóm.

 

I. Tạo sao phải hoạt động nhóm

Dạy học theo nhóm là hình thức giảng dạy đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành nhóm một cách thích hợp. Đối với học sinh phổ thông, việc rèn cho các em các kỹ năng học hợp tác nhóm là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh.

 

II. Lợi ích của hoạt động nhóm

Học hợp tác nhóm là rèn cho học sinh một số kỹ năng 

1. Kỹ năng giao tiếp, tương tác trẻ với trẻ

 + Biết lắng nghe và trình bày ý kiến một cách rõ ràng.
 + Biết lắng nghe và biết thừa nhận ý kiến của người khác.
 + Biết ngắt lời một cách hợp lí.
 + Biết phản đối một cách lịch sự và đáp lại lời phản đối.
 + Biết thuyết phục người khác và đáp lại sự thuyết phục.

2. Kỹ năng tạo môi trường hợp tác

 + Đây là sự ảnh hưởng qua lại , sự gắn kết giữa các thành viên.

3. Kỹ năng xây dựng niềm tin

 + Đây là kỹ năng tránh đi sự mặc cảm nhất là đối tượng học sinh có khó khăn về học.

4. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn

 + Đây là kỹ năng giúp học sinh tránh những từ ngữ dễ gây nách lòng nhau .Vì thế, trong thảo luận cần tránh những từ ngữ như đúng, sai mà cần thay vào đó những cụm từ như: thế này sẽ tốt hơn, tìm một giải pháp hợp lý hơn…

 

III. Nội dung hoạt động nhóm

1. Số lượng nhóm

- Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Tùy mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học.

- Nhóm tự bầu nhóm trưởng nếu thấy cần. Trong nhóm có thể phân công mỗi người một phần việc. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu bết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác.

- Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tạp.

 

2. Phương pháp hoạt động nhóm

+ Làm việc chung cả lớp:

 - Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức

 - Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ

 - Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm.

+ Làm việc theo nhóm:

 - Phân công trong nhóm.

 - Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm

 - Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc theo nhóm

+ Tổng kết trước lớp:

 - Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.

 - Thảo luận chung.

 - Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo, hoặc vấn đề tiếp theo trong bài.

 

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha