Dịch Covid-19 không có đâu hiệu dừng lại mà ngày càng diễn biến khó lường. Làm thế nào để đảm bảo cuộc sống mà vẫn chóng dịch có hiệu quả? Sống chung với dịch là câu trả lời bức thiết nhất trong thời điểm hiện nay. Vậy thế nào là sống chung với dịch?
Dù đã qua hơn 1 đợt giãn cách xã hội theo chỉ thị 15, với các động thái không dứt khoát trong chính sách và chiến lược giãn cách/phong tỏa, cũng như ý thức kém của dân chúng cộng đồng, tôi nhận định người dân Tp.HCM, tôi nhận định tình hình dịch bệnh sẽ rất phức tạp, khó kiểm soát được trong thời gian sắp tới.
Vì thế, tôi khuyên những ai biết thức thời, khôn ngoan, thì nên tập chuẩn bị cho giai đoạn mới: GIAI ĐOẠN SỐNG CHUNG VỚI COVID-19. Thực ra, điều này cũng chẳng mới lạ gì. Những đợt dịch bệnh bùng lên không kiểm soát được, gia đình tôi bên Mỹ, bạn bè tôi bên Italia, Anh, Pháp, Đức... đều đã trải qua chuyện đó - không thể tránh né hay từ chối được, như một lẽ đương nhiên. Vì chúng ta sống trong đám đông, và khi đám đông đó không hiểu được nguy cơ và tầm mức của nguy cơ đó, thì chỉ những người ở tư thế đã sẵn sàng mới có thể vượt qua được và vượt qua dễ dàng. Việt Nam không chịu học bài học của Mỹ, của Brazil, của Ắn Độ, của Anh, của Pháp. Do đó đã đến lúc chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.
Tôi cũng đã từng viết về chiến lược chuẩn bị sống chung với đại dịch rồi, với 4 nguyên tắc căn bản và "về quê trong mùa dịch". Xin đọc lại:
VẬY SỐNG CHUNG VỚI COVID-19 LÀ NHƯ THẾ NÀO?
Giờ đây, đã có nhiều thông tin từ giới cầm quyền Việt Nam cho thấy họ sẽ "cho phép cách li F1 tại nhà". Điều đó có nghĩa là gì? Người ngây thơ cứ nghĩ rằng: "chẳng sao cả, càng tốt". Thế nhưng, đó chính là dấu hiệu cho thấy giới chức đang tính đến kịch bản hệ thống cách li và chữa trị y tế có thể quá tải và sụp đổ. Điều đó có nghĩa chính xác là "người dân nên chuẩn bị tự lo cho mình". Nhưng lo như thế nào? Chẳng ai hướng dẫn cụ thể cả. Đáng lẽ điều này cần được giới chức y tế và chính trị gia truyền thông chỉ dẫn cụ thể. Đừng để tình huống vỡ trận xã hội xảy ra như bên Ấn Độ, khi nhà nhà người người chạy loạn lên vì lương thực thực phẩm khan hiếm, giá cả sinh hoạt nhảy vọt, các phương tiện y tế căn bản không đủ để đáp ứng nhu cầu xã hội (như oxygen, khẩu trang, và ngay cả quan tài, dịch vụ mai táng và lò hỏa thiêu - tôi nói thật và thẳng toẹt ra đấy nhé!)
Vậy nên tôi thấy cần phải nhắc lại với các bạn một số điều cần chuẩn bị như sau:
1. Trong căn nhà của mình, hãy chuẩn bị một phòng để cách li người bệnh. Căn phòng đó phải có sự biệt lập và không dính với sinh hoạt chung trong cả gia đình. Căn phòng đó, nếu có nhà vệ sinh riêng ở trong đó luôn thì tốt, nhưng càng gần nhà vệ sinh thì càng tốt. Bệnh nhân nhiễm COVID-19 sẽ phải tự mình vệ sinh và sinh hoạt một mình, và khi đuối sức thì dễ dàng thực hiện được điều đó. Nếu không có phòng vệ sinh riêng, thì hãy sử dụng phòng tắm sau những người khác trong gia đình đã dùng, sau đó lau sạch/vệ sinh mọi thứ người bệnh đã chạm vào sau đó.
Tùy vào từng thể trạng và cơ địa, khi nhiễm bệnh, chúng ta sẽ có thể bị đánh gục và phải nằm một chỗ trong nhiều ngày. Căn phòng nên thoáng, có cửa sổ thông khí. Không sử dụng điều hòa.
2. Người nhà cần mua ít nhất sẵn sàng 3 bộ quần áo bảo hộ y tế để sẵn trong nhà, phòng khi cần thì mặc vào để chăm sóc bệnh nhân. Một bộ để dùng, một bộ để thay ra, giặt sạch khử khuẩn, phơi nắng (cố gắng làm nhẹ nhàng vì có thể bị rách hoặc rò rỉ lỗ nhỏ), một bộ sơ cua. Luôn tính toán các bước hành động chi li và cẩn trọng khi bước vào phạm vi của người bệnh, bước vào thì không bước ra nữa cho đến khi hoàn thành công việc giúp đỡ người bệnh, sau đó khử khuẩn và vệ sinh sạch sẽ khi chăm sóc xong. Chuẩn bị khâu vệ sinh cho mình thật chu đáo và thuận tiện, để khi vừa bước ra khỏi phòng người bệnh đã có thể đi khử khuẩn và tắm rửa ngay lập tức.
Ngược lại, khi tiếp xúc với những người khác trong gia đình, người bệnh luôn phải đeo khẩu trang, đeo khăn che mặt, sử dụng khăn quấn đầu, khăn quàng cổ hoặc khẩu trang vải tự chế để tránh tạo ra các giọt bắn (aerosols) có chứa virus. Che mũi, miệng khi ho và hắt hơi bằng khăn giấy và vất khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác được lót. Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sau đó.
3. Để riêng chén/bát, đũa, thìa/muỗng, ly/tách, tất cả các đồ dùng cá nhân của người bệnh. Cẩn trọng tối đa khi giặt giũ quần áo, đồ dùng ăn uống, các vật dụng cá nhân của người bệnh. Tất cả phải được xử lý bằng xà phòng và nước ấm/nước nóng. Giặt quần áo với thuốc tẩy nếu được. Luôn rửa tay khi chạm vào vật dụng cá nhân của người bệnh.
4. Cần mua vitamin C, D, kẽm (zinc) hoặc các loại viên bổ sung vitamin One-A-Day và bắt đầu sử dụng đúng liều lượng cho phép để nâng sức đề kháng cho cơ thể. Tập thể dục, tập hít thở, tắm/phơi nắng, chế độ ăn lành mạnh với rau củ quả, uống nước cam, chanh. Nên nhớ rằng SARS-CoV-2 sẽ tấn công người béo phì hoặc dư thừa cân nặng với các cơn bão cytokine của hệ miễn dịch. Vì vậy, cần giảm cân nhưng vẫn bảo đảm dinh dưỡng vitamin trong giai đoạn này. Sống lành mạnh, không phí sức vào một chuyện gì không quá quan trọng. Nếu có điều kiện, nên trữ sẵn các thực phẩm dinh dưỡng tốt nhưng nhẹ nhàng và dễ dùng, như nước cốt súp gà (do gia đình tự nấu), yến sào, bột đậu/bột yến mạch (để pha nước ấm uống ngay)...
5. Các loại thuốc - dụng cụ y tế nên mua trong gia đình để chuẩn bị:
- Thuốc hạ sốt: Tylenol 500mg hoặc paracetamol 500mg. Liều đúng là 10-15mg paracetamol trên mỗi cân nặng. Người trưởng thành có thể dùng viên uống chứa 650mg paracetamol, khoảng cách giữa 2 lần uống từ 4 - 6 giờ và không uống quá 6 viên/ngày.
- Nhiệt kế điện tử. Luôn luôn kiểm tra thân nhiệt của người bệnh mỗi 2 tiếng.
- Khẩu trang y tế dùng 1 lần, găng tay y tế dùng 1 lần, mắt kính bảo vệ.
- Cồn 90 độ - 4 chai lớn.
- Nhiều dung dịch khử khuẩn tiện lợi.
- Khăn giấy lau dịch tiết.
- Thật nhiều chanh tươi để hạ sốt (lau dung dịch nước chanh, vỏ chanh vào ngực, be sườn, lưng (vị trí hai lá phổi), dưới nách, bẹn, lòng bàn chân, bàn tay khi sốt cao. Lưu ý: Mặc quần áo thoáng, mỏng)
- Túi chườm nóng - lạnh.
- Thiết bị đo nồng độ oxygen trong máu.
- Dịch vụ cung cấp máy thở oxygen, bình oxygen, máy trợ thở. Cần lưu ý rằng, cách sử dụng, áp lực và nồng độ trong liệu pháp oxygen phải có chuyên viên hướng dẫn theo từng giai đoạn trị liệu.
6. Các dấu hiệu để bắt đầu cách li người bệnh:
- Người trong diện F1, F2, F3, F4, được thông báo bởi cơ quan chức năng.
- Người có các dấu hiệu sau đâu: mệt mỏi, mất vị giác/khứu giác, đau họng, sốt (trên 100.4°F (38°C), ho khan, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, hụt hơi khó thở, đi tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn mửa, lạnh run, đau nhức bắp thịt, nhức đầu, cảm thấy yếu và/hoặc kiệt sức, đau tức ngự, không thể thức dậy hay duy trì sự tỉnh táo, da - móng tay - móng chân hoặc môi nhợt nhạt, bầm máu tụ, xám lại hoặc có màu xanh, tùy vào tông da.
7. Trong quá trình điều trị, thường thì bệnh nhân COVID-19 sẽ trải qua các giai đoạn phức tạp, tùy theo thể trạng và cơ địa. Sau thời gian ủ trung bình 5 ngày (trong khoảng từ 2 đến 14 ngày), các triệu chứng điển hình bắt đầu xuất hiện như ho khan và sốt nhẹ (từ 38,1°C – 39°C hay 100,5 – 102,1°F) thường kèm theo giảm vị giác và khứu giác. Ở hầu hết các bệnh nhân, bệnh ở mức độ nhẹ hoặc trung bình trong vòng từ 7 - 10 ngày, và các triệu chứng sẽ khỏi sau khoảng 2 tuần, thông thường bệnh nhân sẽ hồi phục tại nhà. Khoảng 10% vẫn còn triệu chứng vào tuần thứ hai. Nếu các triệu chứng càng kéo dài, nguy cơ tiến triển bệnh nặng càng cao hơn, đòi hỏi phải nhập viện, hồi sức tích cực và thở máy xâm lấn. Tiến triển bệnh COVID-19 thường khó dự đoán được, đặc biệt là ở bệnh nhân lớn tuổi có bệnh nền đi kèm. Biểu hiện lâm sàng thay đổi từ hoàn toàn không có triệu chứng đến nhanh chóng chuyển nặng. Giai đoạn nguy kịch có thể xảy ra rất nhanh mà không có dấu hiệu báo trước. Vì vậy, cần theo dõi liên tục để can thiệp cấp cứu kịp thời. Luôn để sẵn số điện thoại cấp cứu của cơ quan y tế gần nhất và có khả năng đáp ứng tình huống của bạn. Hãy lật bệnh nhân tạm thời nằm sấp để họ dễ thở khi chưa có dịch vụ cấp cứu.
Tôi nhắc lại, chú ý các bệnh nhân có bệnh nền. Vì người Việt Nam ít đi khám tổng quát hàng năm, nên họ ít khi nào nắm được tình trạng bệnh lý của mình. Vì vậy, mọi người thân trong gia đình cần luôn đề cao cảnh giác, suy nghĩ về các biến chứng có thể có đối với người thân của mình. Hãy nói chuyện và hỏi về những triệu chứng liên quan đến tim, phổi, thận, gan để biết người thân mình có nguy cơ cao hay không khi bị nhiễm COVID-19.
Người bệnh cần nghỉ ngơi và cho phép cơ thể phục hồi trong quá trình bị bệnh. Duy trì cơ thể đủ nước - Uống nhiều chất lỏng, đặc biệt là nước và chất lỏng có chất điện giải. Cần cắt cơn sốt càng sớm càng tốt. Người bệnh không bế ẵm thú cưng hoặc động vật khi bị ốm. Không chuẩn bị hoặc phục vụ đồ ăn cho người khác.
8. Với người dân "sống chung với COVID-19", hãy cẩn trọng trong mọi giao tiếp. Đeo khẩu trang, kính mắt chống giọt bắn, rửa tay thường xuyên, không tụ tập đám đông, tuân thủ 5K. Bạn có thể đặt hàng để siêu thị mang thực phẩm tới nhà. Nấu ăn tại nhà, tránh mua đồ ăn ngoài đường. Cố gắng không giao tiếp "thừa thãi", không quan trọng, không cần thiết trong giai đoạn này. Hãy xem mọi người xung quanh bạn có khả năng là 1 F0. Bạn càng giữ mình và bảo vệ mình bao nhiêu, thì càng tránh được nguy cơ và giúp các thành viên khác trong gia đình tránh được nguy cơ. Với người cao tuổi trong gia đình, cố gắng giảm bớt/tránh tiếp xúc và giao tiếp với những thành viên khác. Mọi người có thể ăn cơm riêng theo từng độ tuổi, dùng điện thoại để liên lạc với nhau, dù trong một gia đình, nếu thấy nguy cơ quá cao.
Ngoài xã hội, chính quyền cần tái tổ chức các sinh hoạt, thiết lập hệ thống cung ứng trang thiết bị y tế căn bản, đưa nhu yếu phẩm đến từng nhà, cung cấp gói cứu trợ tiền cho người nghèo, xây dựng các kênh tư vấn và can thiệp theo từng giai đoạn.
9. Vấn đề vệ sinh khi xử lý xác chết do dịch bệnh: cần chuẩn bị tổ chức lại các nghi thức khâm liệm, vệ sinh tang chế và hỏa thiêu/chôn xác. Đừng để đến khi lò thiêu cũng quá tải và xác chết đầy đường mà không xử lý kịp. Điều đó sẽ càng làm cho dịch bệnh lây lan nhanh hơn. Y bác sĩ nên được tập huấn để có thể giúp những người đang hấp hối, sắp chết, có được giây phút cuối đời bình an và nhận được lời chào tạm biệt từ người thân (qua online). Họ cũng nên được tư vấn chuẩn bị tâm lý cho các trường hợp như phải rút ống thở của người bệnh này để dành cho những người bệnh khác có khả năng cứu hơn. Mọi thứ đều phải được nghĩ đến.
Với tình trạng khan hiếm vaccine, đặc biệt là tại Việt Nam hiện nay, thì đừng trông chờ quá nhiều vào vaccine! Tôi nói thật đấy. Bạn nào may mắn được tiêm/chích vaccine, thì nên làm ngay. Bạn nào chưa nằm trong diện được chủng ngừa, thì cũng đừng cố chạy đi kiếm. Hãy để những ai bị phơi nhiễm nhiều nên được tiêm chủng trước.
Trước khi tiêm vaccine, bạn cần thông báo chính xác cơ địa của mình, các triệu chứng phụ (nếu có) khi tiêm các loại vaccine khác trước đây, có bị dị ứng hay không, mức độ nghiêm trọng của dị ứng. Khi tiêm vaccine, yêu cầu nhân viên tiêm cho biết loại vaccine nào, tên vaccine, của quốc gia nào sản xuất, cần tiêm bao nhiêu liều trong chu kỳ bao nhiêu ngày. Luôn ở lại nơi tiêm vaccine trong 1 giờ để theo dõi bất cứ phản ứng phụ nào.
Các vaccine phải chích hai mũi, như Astrazeneca, Pfizer, Moderna... cần phải tiềm hai liều mới nâng được sức đề kháng trên 90%. Nếu tiêm một liều, bạn vẫn chỉ được bảo vệ 30% - 40%. Cho dù có tiêm hay không, bạn vẫn cần đeo khẩu trang và áp dụng 5K. Chắc chắn là, vaccine chỉ có tác dụng giảm triệu chứng bệnh lý, tránh cho người tiêm không rơi vào tình trạng nguy kịch, giảm tải cho hệ thống y tế. Còn về các hiệu quả khác như tránh lây lan, tránh nhiễm bệnh, tránh mang mầm bệnh, thì chưa có nhiều nghiên cứu khẳng định dứt khoát.
Các vaccine của Nga (Sputnik V), Trung Quốc (SinoVac, SinoPharm)... chưa có nhiều dữ liệu chứng thực tính hiệu quả. Nhiều quốc gia đã tiêm chủng loại vaccine này, nhưng vẫn bị tái nhiễm. Vấn đề là, các thông số đó còn tùy thuộc vào số lượng liều tiêm/cá thể (như Astrazenaca vậy), cơ địa dân số, nếp sinh hoạt, loại biến chủng, và ngay cả bị bóp méo bởi quan điểm chính trị. Điều quan trọng là khi phải tiêm loại vaccine mà bạn không tin tưởng, thì cũng nên hiểu điều đó và vẫn đeo khẩu trang, áp dụng 5K nghiêm ngặt.
ĐIỀU QUAN TRỌNG LÀ, CHÍNH VIỆC TIÊM VACCINE SẼ CÓ THỂ LÀM CHO MỘT BỘ PHẬN DÂN SỐ CHỦ QUAN, PHỚT LỜ MỌI KHUYẾN CÁO CHỐNG DỊCH. Với loại dịch bệnh này, đừng bao giờ nghĩ rằng mình được miễn nhiễm dù có được tiêm chủng đầy đủ. Theo tôi, miễn dịch tạo ra do các loại vaccine hiện nay chỉ là một loại "miễn dịch cộng đồng giả". Chỉ những ai có tiêm chủng mới không bị nhiễm bệnh và nguy kịch. Nó chỉ có tác dụng giảm tải hệ thống y tế mà thôi. Và miễn dịch cộng đồng chỉ có thể đạt được khi 90% - 100% dân số đều tiêm chủng.
Tôi để ý thấy trong các đợt lây nhiễm số 1 và 2 của đại dịch trên toàn cầu, thì các quốc gia ở xứ nhiệt đới, có ánh mặt trời (vitamin D, E), quen sống "bẩn", sống gần với "môi trường hoang dã", có sức đề kháng tốt, có môi trường sống gần với vi khuẩn và coronavirus dòng nhẹ (chỉ gây cảm cúm bình thường) - như Ấn Độ, Việt Nam, Thái, Lào, Bắc Phi, Trung Đông, Nam Mỹ, Trung Mỹ... - thì tỷ lệ tử vong không quá cao. Lúc ấy, virus chỉ tấn công vào các quốc gia ôn đới, có nếp sống công nghiệp, làm việc văn phòng, sức đề kháng yếu, khả năng miễn dịch thấp. Nhưng điều đó không cho thấy liệu Ấn, Thái, Lào, Việt Nam... không nhiễm virus - biến chủng alpha. Chúng chỉ ở dạng tiềm ẩn trong cộng đồng mà thôi. Chúng vẫn ủ bệnh trong cộng đồng. Và chỉ sau 1 năm tự do lây nhiễm, virus đã biến chủng và có khả năng thích nghi nhiều hơn, nên tấn công ngay cả những dân tộc "khỏe" nhất về mặt thích nghi tự nhiên. Biến chủng Delta làm Ấn Độ khốn đốn là một ví dụ. Vì vậy, không ai nói trước được điểm kết thúc của đại dịch này cả, trừ khi gần 8 tỷ người biết giữ mình, chọn giãn cách, đeo khẩu trang, và tiêm vaccine cập nhật liên tục. Điều đó rất khó thực hiện. Và một khi các biến chủng nâng cấp chính mình, thì loài người phải chạy đua với chúng - trong một cuộc đua chưa biết ai thắng ai thua vì sự thiếu ý thức của con người.
Trong tương lai gần, với các biến chủng coronavirus có thể nở rộ tùy theo mức độ lan rộng của bệnh dịch, khả năng ủ bệnh cao của virus, thì dù có tiêm vaccine, bạn vẫn có thể bị nhiễm một chủng mới. Loài người sẽ phải học cách sống chung với COVID-19, COVID-20, COVID-21, COVID-22, COVID-23... vân vân và mây mây. Bạn sẽ phải tiêm chủng liên tục, nếu muốn tự bảo vệ mình. Mỗi quốc gia cần phải thiết lập một hệ thống tự cung tự cấp vaccine cho riêng mình. Thế giới luôn phải dự báo và xác định mỗi biến chủng xuất hiện. Ngoài ngành dự báo khí tượng, dự báo thời tiết, dự báo biến đổi khí hậu, sẽ có thêm ngành DỰ BÁO BIẾN CHỦNG COVID. Người ta sẽ có thể phải thay đổi cách sinh hoạt, cách làm việc, cách sống vì bệnh dịch. Tôi chỉ hy vọng có được thuốc chữa cho bệnh dịch này. Nhưng Việt Nam cũng nên có chiến lược tiếp cận điều đó một sớm một chiều, đừng kiêu ngạo vỗ ngực tự tôn và để chậm trễ như với vaccine.
Và như tôi đã nói, nếu Tp.HCM tiếp tục chọn kinh tế mà không dập dịch nghiêm túc - theo chỉ thị 16 - thì chúng ta sẽ phải nghĩ đến SỐNG CHUNG VỚI CÔ VY LÂU DÀI. Cả các tỉnh phía Nam nữa. Và nhiều khi cả quốc gia. Ai hiểu được thì hiểu, tôi tôi không quan tâm nữa.
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT
ĐÀO TẠO NTIC
Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857
Email: daotaontic@gmail.com
Gửi bình luận của bạn