SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜI GIỎI VIỆC VÀ KẺ DỞ HƠI

Dân gian có câu người giỏi việc thì không biết nói, kẻ nói hay thì không biết làm. Vậy làm thế nào để nhận ra người giỏi và người hay?

Ngày đăng: 31-01-2020

990 lượt xem

Tôi rất tâm đắc với câu nói “còn sống ngày nào trên cõi đời này thì không nên đoán người qua nét mặt” nhưng chúng ta vẫn có thể nhận ra họ là người như thế nào thông qua 15 cách nhìn nhận như sau:


1. Người giỏi không phô trương, người dở hay chứng tỏ

Có những người mà dù quen lâu đến đâu, bạn cũng sẽ không khỏi bất ngờ với kiến thức và tài năng của họ. Họ chẳng bao giờ khoe khoang những thứ mình biết nhưng họ đích thị là những người tài giỏi. Trong khi những người dở thì luôn gậy sự chú ý và tỏ vẻ như họ biết cả thế giới.

2. Người giỏi không chờ người khác vinh danh, người dở lại đề cao sự khen ngợi

Với người giỏi, sự tôn vinh không mang lại nhiều ý nghĩa. Họ đủ khả năng để tự đánh giá năng lực bản thân, biết mình đang ở vị trí nào để luôn nỗ lực phấn đấu. Người dở thì lại rất thích cảm giác được người khác tôn vinh, khen ngợi.

3. Người giỏi luôn sáng tạo ra cách làm mới cho công việc cũ, người dở luôn đi theo lối mòn

Những người dở thường không thích sự thay đổi, một khi công việc đã vào guồng, họ sẽ nhất nhất làm theo. Có thể họ biết rằng cách làm của mình gây lãng phí rất nhiều thời gian nhưng dù muốn đổi mới, họ cũng không biết bắt đầu từ đâu hoặc sợ không hiệu quả. Còn người giỏi, chỉ cần sáng tạo ra hướng đi mới, họ sẽ không ngần ngại bắt tay vào thử nghiệm vì mục tiêu của họ luôn là tối ưu hóa công việc.

4. Người giỏi việc nhỏ hóa không có, người dở thì việc nhỏ hóa to

Người giỏi luôn cố gắng đơn giản hóa mọi chuyện và xử lý chúng triệt để trong khi người dở thì “việc nhỏ hóa to”, họ luôn thổi phồng mọi chuyện để thu hút sự quan tâm của những người xung quanh và cố thể hiện rằng mình là người nhân viên xuất sắc. Tất nhiên, sự thật không phải vậy.

5. Người giỏi thích làm việc với những người giỏi hơn mình, người dở không thích ai giỏi hơn họ

Người giỏi luôn vui vẻ và sẵn sàng làm việc chung với những người giỏi hơn mình, không dấu dốt. Làm thế nào để hoàn thành công việc mới là vấn đề mà họ quan tâm. Ngược lại, người dở luôn sợ mình trở nên yếu kém và bị cười nhạo nếu phải làm việc chung với những người giỏi hơn mình.

6. Người giỏi dù có đi trễ vẫn hoàn thành xuất sắc công việc kịp deadline, người dở dù đúng giờ nhưng vẫn luôn trễ deadline

Đừng bao giờ đánh giá nhân viên, đồng nghiệp qua số giờ họ có mặt ở công ty. Người giỏi dù thường xuyên đi trễ cũng sẽ tìm ra phương án để hoàn thành công việc đúng deadline và đảm bảo hiệu quả. Trong khi những người dở, đi sớm về trễ lại là những người thường xuyên trễ tiến độ nhất công ty.

7. Người giỏi học hỏi từ những người thành công, người dở phủ nhận nó

Người giỏi cảm thấy những người thành công luôn có những bài học đáng giá để mình học hỏi, còn người dở thì tự cho mình là nhất nên không cần phải học hỏi người khác. Đó là lý do họ khó có thể thăng tiến trong sự nghiệp và khó được đồng nghiệp tôn trọng.

8. Người giỏi luôn biết cách tự tạo cảm hứng cho mình, người dở thì tất cả mọi thứ đều nhàm chán

Nếu như người dở chấp nhận an phận và làm quen với sự nhàm chán nơi công sở thì người giỏi lại tự mình bước ra khỏi vòng tròn luẩn quẩn, tự tạo cảm hứng cho chính mình để không gây ảnh hưởng đến công việc.

9. Sếp giỏi đánh giá nhân viên dựa trên thành quả, sếp dở chỉ cần nhân viên điểm danh là được

Những quy chuẩn giỏi, dở không chỉ dùng để đánh giá nhân viên mà còn dùng để xác định năng lực của sếp. Ví dụ, sếp giỏi thường không quan tâm nhiều đến việc nhân viên phải có mặt 8/8 tiếng trong văn phòng, họ chỉ quan tâm đến kết quả sau cùng; sếp dở thì hoàn toàn trái ngược, có lẽ vì không đủ tự tin với năng lực của mình, họ thường không đề cập nhiều đến công việc, vấn đề khiến họ “săm soi” nhiều nhất chỉ là nhân viên có đến đúng giờ, luôn ngồi nghiêm túc trước màn hình máy tính hay không thôi.

10. Người giỏi tin tưởng cộng sự của mình, người dở tìm lỗi sai để hạ bệ họ

Chính vì người giỏi thường có đôi mắt nhìn người khá chuẩn nên khi đã làm việc chung, họ thường rất tin tưởng đồng nghiệp, sẵn sàng giao phó các nhiệm vụ quan trọng. Người dở như thường lệ vẫn chỉ tin tưởng bản thân mình và luôn cố gắng bắt lỗi, “đổ dầu vào lửa” mỗi khi đồng nghiệp mắc sai lầm chứ không giúp đỡ tìm ra phương án khắc phục. Họ chỉ quan tâm đến thành tích cá nhân chứ không đề cao tinh thần làm việc nhóm.

11. Người giỏi thường trung thực, người dở giỏi nịnh bợ

Hơn 90% những người có thói quen nịnh bợ người khác là những người không có thực tài vì nếu là người giỏi, họ sẽ không thích nhờ cậy bất kì ai mà chỉ muốn dùng năng lực của mình để đi lên. Họ xem thường những chiêu trò, hành động luồn cúi trước cấp trên và luôn giữ vững lập trường, trung thực và thẳng thắn.

12. Người giỏi biết khen thưởng và động viên, người dở không công nhận ai giỏi hơn mình

Không tỏ ra tự cao, người giỏi thường rất hòa đồng và quan tâm đến mọi người. Họ không tiếc lời khen ngợi khi ai đó đạt thành tích tốt và luôn động viên để khích lệ tinh thần cho cả nhóm. Còn người dở như đã nói, luôn tâm niệm “I am the best”, thậm chí họ còn tìm cách để loại bỏ những người mà họ nghĩ sẽ gây cản trở cho họ trên bước đường thăng tiến.

13. Người giỏi có chính kiến, người dở nhờ người khác nói hộ ý mình

Tự tin với suy nghĩ của mình, người giỏi thường không ngại bộc lộ ý kiến trong các buổi họp và họ cũng sẵn sàng phản bác để bảo vệ quan điểm nếu cần. Người dở thì sợ nói sai, bị người khác chê cười nên luôn thông qua người thứ ba để nói lên ý mình.

14. Người giỏi giải quyết vấn đề một cách bình tĩnh, người dở quen ngồi đổ lỗi

Khi gặp phải khó khăn, người giỏi thường bình tĩnh suy xét lại, xem vấn đề khúc mắc nằm ở đâu và nhanh chóng xử lý chúng trong khi người dở lại ngồi than trời, trách đất, nguyền rủa người này, trách móc người kia.

15. Người giỏi nhìn về tương lai, người dở nhìn về quá khứ

Người giỏi không bao giờ ngủ quên trên chiến thắng, họ luôn nhìn về tương lai khó khăn và chuẩn bị các kế hoạch ứng phó. Người dở thì ngược lại, luôn lấy quá khứ để bao biện cho sự bất tài của mình vì họ chưa từng chiến thắng được sự lười biếng, ngạo mạn của bản thân . 

Nguồn từ internet

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha