BỆNH VIÊM XOANG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA BỆNH VIÊM XOANG

Đông y Đỗ Thái Nam là loại thuốc rất tốt trong việc điều trị viêm xoang dị ứng và viêm xoang mũi mãn tính. Bạn đang bị viêm xoang và mong muốn tìm được loại thuốc thích hợp hợp để điều trị thì nên chọn thuốc Đỗ Thái Nam.

Ngày đăng: 29-08-2020

517 lượt xem

I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI

1. Khái niệm

  - Viêm xoang mũi là tình trạng nhiễm trùng, sưng viêm các hốc xoang trong trong vùng đầu mặt, dẫn đến bít tắc các lỗ thông xoang, ứ đọng dịch nhầy mủ trong các hốc đó, lâu ngày sẽ làm tổn thương các lớp niêm mạc lót của xoang và dẫn đến viêm xoang mạn tính.

2. Phân loại: Viêm xoang được chia là 2 loại

- Viêm xoang cấp tính, loại này thường điều trị nội khoa

Viêm xoang cấp tính theo thứ tự thường gặp là:

 + Viêm xoang hàm

 + Viêm xoang sàng

 + Viêm xoang trán

 + Viêm xoang bướm

 + Viêm nhiều xoang một lúc

- Viêm xoang mạn tính, phải điều trị ngoại khoa

II. TRIỆU CHỨNG BỆNH VIÊM XOANG

1. Cảm giác đau nhức 

Vùng bị xoang có cảm giác đau nhức, tùy thuộc bị xoang ở vùng nào mà sẽ có cảm giác đau nhức ở vùng đó:

- Xoang hàm: Nhức ở vùng má

- Xoang trán: Vùng giữa 2 lông mày có cảm giác đau nhức, và đau giờ nhất định thường là vào 10 giờ sáng

- Xoang sàng trước: Nhức giữa 2 mắt.

- Xoang sàng sau, xoang bướm: Nhức trong sâu, nhức vùng gáy

2. Hiện tượng chảy dịch

Bị xoang thường có hiện tượng chảy dịch, tùy thuộc vào vị trí xoang bị viêm mà dịch nhày chảy ra phía mũi hoặc xuống họng.

- Viêm xoang trước: Chảy ra mũi trước

- Viêm xoang sau: Dịch chảy vào họng

Khi bị chảy dịch người bệnh luôn  phải khụt khịt, ở mũi hoặc có cảm giác lờ đờ ở cổ họng và luôn muốn khạc nhổ. Tùy theo tình hình phát triển của bệnh mà dịch sẽ có màu trắng, đục, vàng nhạt hoặc màu xanh, có mùi hôi, khẳn.

3. Ngạt mũi

- Khi bị xoang, biểu hiện không thể thiếu được đó chính là hiện tượng nghẹt mũi. Có thể bị nghẹt một bên hoặc cả 2 bên. Khi bị nghẹt mũi sẽ có cảm giác khó thở, rất khó chịu và mệt mỏi.

4. Điếc mũi

Khi viêm xoang vào giai đoạn nặng thường gây phù nề nhiều, ngửi không biết mùi. Nguyên nhân là do mùi đó không len lỏi đến thần kinh khứu giác được.

Ngoài một số biểu hiện chính trên, người bị viêm xoang còn bị một số triệu chứng sau:

- Đau đầu

- Sốt nhẹ hoặc sốt cao

- Có cảm giác chóng mặt, choáng váng khi nghiêng về phía trước

- Vùng quanh mắt đau nhức từng cơn và theo nhịp mạch đập của cơ thể

- Viêm xoang do răng số 5,6,7 hàm trên sẽ thấy bị áp xe quanh răng

- Khi bệnh nhân hắt xì hơi mạnh gây đau nhức, có khi có cả tia máu

- Ăn uống không ngon, ngủ không yên giấc, không tập trung làm việc được

- Một số bệnh nhân còn bị mờ mắt do viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu

III. NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM XOANG

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng viêm xoang, nhưng phổ biến là một số nguyên nhân dưới đây:

- Ứ đọng chất nhầy do cản trở luồng không khí vào khiến chất dịch thoát không kịp, lỗ thông xoang tắc nghẽn làm môi trường cho vi khuẩn, nấm phát triển trong các xoang.

- Hóa chất, thức ăn biến chất làm cho niêm mạc mũi phù nề gây hiện tượng bít tắc lỗ thông xoang và nhiễm trùng

- Sự đề kháng của cơ thể kém, hệ miễn dịch suy giảm, suy yếu niêm mạc đường hô hấp, hệ thần kinh bị rối loạn không đủ sức chống lại vi khuẩn. Khi bị viêm xoang thường kèm theo viêm một số bộ phận khác.

- Tuyến nhầy của viêm mạc xoang hoạt động quá nhiều.

- Hệ thống lông chuyển, có chức năng vận chuyển các chất nhầy trong xoang ra ngoài hoạt động kém.

- Hiện tượng viêm mũi sau nhiễm siêu vi, hiện tượng bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn. Một số trường hợp sâu răng là do hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên.

IV. TÁC HẠI CỦA BỆNH VIÊM XOANG

Viêm xoang nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng, gây biến chứng nguy hiểm tới các bộ phận khác của cơ thể.

1. Ảnh hưởng biến chứng tới đường hô hấp

Khi mũi bị viêm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống hô hấp ở phía sau.

Do chảy mũi, dịch mủ trực tiếp xuống họng (trong viêm xoang sau, đa viêm xoang) hoặc do không biết xì mũi (ở trẻ em) dẫn tới khịt mũi, hít mủ mũi xuống họng nên bệnh dễ dẫn đến viêm họng.

Khi có các triệu chứng như giọng nói khàn, chóng bị mệt, mất tiếng, ho có đờm… người bệnh có thể bị viêm thanh quản mãn tính. Căn bệnh này nếu không điều trị kịp thời có thể gây các bệnh ở phía dưới đường hô hấp.

2. Ảnh hướng tới mắt

Do vị trí, cấu trúc của mắt nằm ở gần các xoang nên những viêm nhiễm từ mũi xoang gây hại đến mắt như viêm nề ổ mắt, viêm mí. Khi có triệu chứng sổ mũi, nhức đầu, bệnh nhân dễ bị sưng mí mắt, nề màng tiếp hợp, lồi nhãn cầu, đau nhức mắt…

Khi dùng kháng sinh, các hiện tượng này sẽ hết nhưng bệnh tình của xoang vẫn tiếp diễn và dẫn đến các biến chứng khác như áp xe mí mắt làm mí mắt sưng to, nóng, đỏ và đau, viêm túi lệ gây sốt và đau nhức nhiều, viêm tấy ổ mắt làm đau nhói trong ổ mắt, đau xuyên lên đầu, mắt sưng húp, lồi và không di động được.

3. Ảnh hưởng biến chứng ở tai

Viêm xoang mãn tính, mủ chảy từ lỗ mũi sau xuống vòm họng luôn đọng lại ở lỗ vòi tai, khi khịt khạc mủ qua lỗ vời tai lên hòm tia nền gây viêm tai giữa.  Viêm tai giữa có thể ở hai dạng, viêm tai giữa cấp mủ và viêm tai giữa ứ dịch, nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn tới thủng màng nhĩ, điếc…

4. Ảnh hưởng đau nhức về xương

Biến chứng thường gặp nhất là viêm cốt thùy xương trán hay xương hàm trên do viêm tắc mạch máu ở xương. Bệnh bắt nguồn từ xương trán, rồi lan dần ra xương thái dương và xương đỉnh.

5. U lành thanh quản

Viêm xoang gây nên việc hình thành u lành trong thanh quản, tuy là u lành nhưng nếu để bệnh kéo dài thì sẽ bị khàn giọng hoặc mất tiếng.

V. ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM XOANG BẰNG THUỐC ĐÔNG Y ĐỖ THÁI NAM

1. Thuốc đông y Đỗ Thái Nam

 - Là loại thuốc đông y được bào chế hoàn toàn từ thảo dược

2. Thành phần

  + Thục địa : 15% 

  + Đại hồi : 10%  

  + Bạch trực : 15% 

  + Mật ong : 10% 

  + Ngưu tuất : 15% 

  + Hà thủ ô : 10% 

  + Quế khâu : 0,5% 

Hình ảnh có thể có: 1 người, hoa và văn bản

3. Chỉ định

  + Viêm xoang, viêm xoang mãn tính. 

  + Viêm mũi dị ứng. 

  + Ngạt mũi. 

  + Cảm sổ mũi. 

  + Hắt hơi, sổ mũi. 

  + Mắt mũi đau nhức. 

  + Tiêu viêm. 

 … có thể sử dụng khi cơ thể mệt mỏi, đau đầu, mất cân bằng.

4. Nguyên tắc chữa bệnh viêm xoang

Do các hốc xoang đều thông với mũi; vì vậy công dụng của thuốc đông y Đỗ Thái Nam là:

 + Kích thích cơ thể tự đào thải toàn bộ các dịch mủ viêm nhiễm ra ngoài.

 + Diệt trùng cao, chống viêm nhiễm; làm lành niêm mạc xoang, khôi phục hoạt động của xoang.

 + Giúp lưu thông đường thở, dần dần đưa xoang về trạng thái bình thường và bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.

5. Phân loại

 - Thuốc Đông y Đỗ Thái Nam có 2 loại: 

  + Dạng bột truyền thống.

Không có mô tả ảnh.

  + Dạng viên (dễ uống và tiện cho người sử dụng).

6. Cách sử dụng

 Tuỳ theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà bà con sử dụng theo từng mốc thời gian khác nhau.
 + Nếu bệnh nhẹ hay mới khởi phát, nên uống đủ 2 tháng
 + Nếu bệnh kéo dài, thường xuyên chảy dịch hoặc đau đầu, nên uống đủ 4 tháng.
 + Nếu bệnh mãn tính, thậm chí đã từng giải phẫu nhưng không khỏi, nên kiên trì uống 6 tháng.

* NGƯỜI LỚN: Mỗi lần uống 1 gói, ngày uống 2 lần. NGƯỜI BỆNH NẶNG UỐNG 3 LẦN. 

TRẺ EM TỪ 8 - 12 TUỔI: Mỗi ngày uống 1 gói, chia làm 3 lần

* Sau khi khỏi bệnh, lưu ý dự trữ trong gia đình 1 bịch để đề phòng khi thời tiết thay đổi, cảm, ho, sổ mũi, có thể dùng thay thuốc Tây để trị bệnh. Lưu ý không nên để cảm lâu ngày sẽ làm bệnh xoang tái phát.

KIÊNG KỊ: Khi sử dụng thuốc của Đông y Đỗ Thái Nam, để có hiệu quả tốt nhất và nhanh khỏi bệnh, bà con cần chịu khó kiêng kị những thứ sau đây:
  Kiêng tất cả đồ hải sản, tôm, cua, ốc, các loại thịt gia cầm như gà, ngan, vịt, kiêng thịt bò, thịt trâu…
Theo thống kê của nhà thuốc, những người nào ăn chay trong khoảng thời gian điều trị thì bệnh tình khỏi rất nhanh, nhanh hơn rất nhiều so với những người không kiêng kị.

 

* Lưu ý: Tác dụng của thuốc có thể thay đổi tùy theo tình trạng thể chất mỗi người.

VI. BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA BỆNH VIÊM XOANG

Để phòng ngừa viêm xoang một cách hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số điểm dưới đây:

- Khi ra ngoài đường bụi bặm nên đeo khẩu trang, nên sử dụng khẩu trang y tế. Môi trường xung quanh dọn cho sạch sẽ, tránh xa khói bụi, chất thải

- Khi bị tắc mũi, nghẹt mũi không nên dùng các loại tinh dầu quế, hồi để làm cao xoa cho trẻ vì sẽ gây kích thích xung huyết da và niêm mạc đường hô hấp của trẻ.

- Đối với những người mẫn cảm cần chú ý tránh xa các dị nguyên gây dị ứng. Không nên cho tay vào ngoáy mũi vì dễ dàng cho vi trùng vào bên trong khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng

- Khi đi tắm hoặc đi bơi nếu nước vào tai hoặc mũi cần biết cách để cho nước ra ngoài

- Không dùng chung vật dụng đối với những người bị viêm xoang

- Khi có các triệu chứng ban đầu của viêm xoang cần đến các trung tâm y tế để thăm khám cũng như điều trị bệnh kịp thời.

VII. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỊ VIÊM XOANG

Cần có một chế độ ăn uống khoa học và điều độ, môi trường sống lành mạnh để triệu chứng của bệnh thuyên giảm hơn. Dưới đây là một số thực phẩm nên dùng và không nên sử dụng cho người bệnh viêm xoang:

1. Thực phẩm nên dùng

 - Uống nước đun sôi để nguội, nên uống nhiều nước vì nước làm loãng chất nhầy, bong lớp mũi đặc và tạo rãnh thông thoáng, dễ khạc đờm, tống bụi bẩn ra ngoài.

 - Tăng cường ăn các thực phẩm chất béo omega-3  có  tác dụng ngăn chặn các phản ứng viêm tấy trên đường hô hấp như: cá hồi, cá nục, cá mòi…

 - Bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, một số thực phẩm chứa nhiều vitamin loại này như ớt chuông, cà rốt, bưởi, cóc, sơ ri…

 - Một số thực phẩm có tính ấm như gừng, tỏi… có chứa nhiều chất kháng sinh có tác dụng phòng chống bệnh viêm xoang

 - Tăng cường ăn các thực phẩm từ đậu nành giúp  cung cấp canxi, khoáng tố cần thiết cho chức năng chống dị ứng.

 - Những món ăn có tác dụng ấm bổ phế âm như: gạo nếp, củ từ, táo tàu, nhãn, đường đỏ, sữa chua…nên được tăng cường hấp thu

2. Thực phẩm nên tránh

 - Không nên uống nước để trong tủ lạnh hoặc nước đá, do sự chênh lệch nhiệt độ sẽ tạo ra kích thích đối với niêm mạc vùng hầu, họng và đường hô hấp

 - Sử dụng sinh tố trái cây, nước ép trái cây vì đường và một số chất khác có thể làm hiện tượng nhày mũi càng đặc lại

 - Nên tránh những món ăn mà cơ thể bị dị ứng như hải sản, thịt bò…

 - Các sản phẩm từ bơ sữa nên hạn chế sử dụng

 - Cà phê, bia rượu không nên uống vì chúng có thể làm cho dịch nhầy đặc lại đồng thời chúng là chất lợi tiểu, kích thích việc đào thải nước làm cơ thể thiếu nước ảnh hưởng xấu tới việc đẩy dịch nhớt ứ đọng trong xoang.

 - Không sử dụng nước soda vì loại nước này thường gây ra ợ nóng, dẫn đến trào ngược khí ra khỏi dạ dày, không tốt cho người bị viêm xoang.

 

  Bà con liên hệ với nhà thuốc qua số điện thoại 0905 019 030 để được tư vấn chi tiết.

Đông y Đỗ Thái Nam

 

 

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha