NGHỆ THUẬT VIẾT VĂN

Trung tâm gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng xin giới thiệu phần nghệ thuật viết văn của Stephen King. Nhằm hỗ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập.

Ngày đăng: 16-03-2019

2,024 lượt xem

1. Điều cơ bản: Quên cốt truyện đi nhưng hãy luôn nhớ tầm quan trọng của 'tình huống'

Tôi sẽ không thuyết phục bạn rằng, tôi chưa bao giờ dựng nên một cốt truyện trước khi viết. Thay vào đó, tôi sẽ cố làm cho bạn tin rằng, tôi chưa bao giờ nói dối. Tôi không tin tưởng vào cốt truyện vì 2 lý do: Thứ nhất, bởi cuộc sống chúng ta là cả một câu chuyện rộng lớn, phi cốt truyện, ngay cả khi bạn cố tình thiết kế cho cuộc sống của mình những kế hoạch chặt chẽ và vô cùng thận trọng. Thứ hai, tôi tin rằng, việc xây dựng sẵn một cốt truyện chắc chắn sẽ không tương thích với sự linh hoạt của bản thân hoạt động sáng tạo.

Hơn nữa, một tình huống hay, đầy sức mạnh có thể đặt ra những vấn đề mà một cốt truyện muốn đề cập tới. Những tình huống thú vị được diễn giải ra như một câu hỏi kiểu "Nếu… thì…?".

Tình huống thường đến với tôi trong rất nhiều trường hợp - khi đang tắm, đang lái xe, đang đi bộ. Chúng hoàn toàn không phải là cốt truyện nhưng dần dà tôi vẫn chuyển thành tác phẩm được.

 

2. So sánh và ẩn dụ: Đúng và không đúng

Nếu dùng so sánh hoặc ẩn dụ không hiệu quả, bạn có thể sẽ tạo ra những trang văn ngớ ngẩn hoặc lố bịch. Gần đây, tôi đọc được câu văn này trong một cuốn tiểu thuyết sắp ra mắt mà tốt hơn hết là tôi không nên nêu tên: "Anh ta ngồi thẫn thờ cạnh cái xác, kiên nhẫn chờ nhân viên y tế, như một người đói kiên nhẫn chờ chiếc bánh sandwich". Tôi không thấy sự liên hệ rõ ràng nào giữa hai sự việc được so sánh ở đây cả.

Những kiểu so sánh tôi thích là cách so sánh thường xuất hiện trong những tiểu thuyết trinh thám lạnh lùng những năm 1940 - 1950 hoặc trong tác phẩm của những bậc thầy văn học. Ví dụ một câu so sánh hay như: "Tôi châm điếu thuốc, tỏa ra thứ mùi như mùi chiếc khăn tay của một gã hàn chì" (Raymond Chandler).

Chân dung nhà văn Stephen King. Ảnh: Guardian.

Chân dung nhà văn Stephen King. Ảnh: Guardian.

 

3. Đối thoại: Lời thoại phải 'nửa kín nửa hở'

Đối thoại mang lại giọng nói cho nhân vật của bạn, nó cũng là nhân tố cốt tử biểu hiện tính cách nhân vật. Nhưng chỉ những gì nhân vật làm mới cho ta hiểu rõ về nhân vật. Lời nói chỉ tiết lộ phần nào đó. Đối thoại hay sẽ chỉ ra nhân vật sắc sảo hay ngớ ngẩn, trung thực hay giả dối… Những đối thoại hay trong văn chương của George V Higgins, Peter Straub hay Graham Greene đều khiến thu hút độc giả. Đối thoại dở sẽ giết chết tác phẩm.

 

4. Nhân vật: không có 'nhân vật xấu'

Việc xây dựng nhân vật có thể tóm gọn lại ở hai việc: quan sát cách xử sự của những người xung quanh bạn và kể lại cho độc giả những gì bạn nhìn thấy. Phải luôn nhớ rằng, không ai là "kẻ xấu", "người tốt" hoặc "ả điếm có trái tim vàng" trong cuộc đời thực. Hãy coi mỗi chúng ta trong cuộc đời là một nhân vật, có chính, có phụ. Công việc của bạn là đặt chiếc camera quanh cuộc đời đó. Nếu bạn mang được những hình ảnh trung thực này vào cuốn tiểu thuyết, nó có thể không giúp bạn dễ dàng tạo được những nhân vật xuất sắc, nhưng nó sẽ ngăn chặn bạn đẻ ra những nhân vật ngớ ngẩn một chiều nhan nhản trong các tiểu thuyết bình dân.

 

5. Nhịp kể: nhanh không hẳn đã tốt

Nhịp kể là tốc độ trần thuật trong tác phẩm của bạn. Có một điều được ngầm hiểu trong giới xuất bản với nhau là những tác phẩm ăn khách thường là những câu chuyện được kể với tiết tấu nhanh, gấp gáp. Cũng như những niềm tin khác chưa được kiểm chứng thì lối nghĩ này là điều rất ngớ ngẩn. Vậy nên, giới làm sách đã rất ngỡ ngàng khi những tác phẩm kiểu The Name of the Rose (Tên của Hoa Hồng) của Umberto Eco lại đột nhiên leo tót lên bảng xếp hạng best-seller.

Tôi tin rằng, mỗi câu chuyện nên có một nhịp điệu riêng. Nhưng cũng nên nhớ rằng, nếu nhịp truyện của bạn quá chậm, thì ngay cả những độc giả kiên nhẫn nhất cũng phải đầu hàng.

 

6. Phải nghiên cứu sâu tư liệu, nhưng đừng viết chuyên sâu quá trong tác phẩm

Bạn có thể rất thích thú với những gì mình tìm hiểu được về cơ chế tồn tại của vi khuẩn, hệ thống cống ở New York, nhưng đừng thuyết giảng nhiều quá trong tác phẩm. Độc giả của bạn quan tâm nhiều hơn đến nhân vật và bản thân câu chuyện.

Nguồn từ internet

Trung tâm luyện thi - gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha