Trung tâm gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng xin giới thiệuĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN HÓA HỌC 2020 . Nhằm hỗ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn có 1 kì thi đạt kết quả tốt.
I. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Cho và nhận
Winston Churchill từng nói: “Chúng ta kiếm sống bằng thứ mà ta có nhưng chúng ta sống bằng những gì mà ta cho đi”. Quả thật, khi sự chia sẻ bắt nguồn từ tình cảm chân thành, người cho đi sẽ hạnh phúc hơn rất nhiều.
Cho và nhận là quy luật dễ hiểu ở đời nhưng giữa việc cho để nhận và cho thứ mình muốn nhận lại tồn tại sự khác biệt to lớn. Khi chữ “cho” ấy đi kèm với ý đồ trục lợi của bản thân, nó sẽ đem đến sự thất vọng không chỉ đối với người nhận mà ngay cả ở người cho. Với người nhận, ngay từ đầu, cái “cho” đó không mang ý nghĩa là một món quà, còn với người cho, mục đích tư lợi của họ sẽ khó có cơ hội đạt được. Tuy nhiên, nếu chữ “cho” ấy thực sự xuất phát từ tấm lòng thì chính người cho đi sẽ nhận về một món quà lớn, đó là niềm tin yêu cuộc đời.
Trước kia, tôi luôn nghĩ rằng mọi thứ đều cần có qua có lại và tôi sẽ là một người ngớ ngẩn nếu tôi chỉ biết cho mà không biết nhận về. Nhưng giờ đây, tôi hiểu ra rằng khi người cho thực tâm muốn giúp đỡ; họ sẽ được nhận về một món quà tinh thần lớn lao và ý nghĩa. Khi tôi cho bằng một tay và nhận vật đáp trả bằng tay còn lại, tôi chỉ cho một nửa thứ tôi có và nhận về một nửa thứ có thể đã được trao cho tôi. Và khi ấy, tôi đã tự giới hạn bản thân mình. Vì thế, tôi sẽ cho bằng cả đôi tay.
(Quên hôm qua sống cho ngày mai, Theo NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh)
Câu 1. Món quà lớn mà người cho đi sẽ được nhận về là gì?
Câu 2. Hãy chỉ ra sự khác biệt giữa cho để nhận và cho thứ mình muốn nhận lại.
Câu 3. Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Winston Churchill có tác dụng như thế nào?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm: Tôi sẽ cho bằng cả đôi tay? Vì sao?
II.LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) :Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc cho đi trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
Và:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Và:
Tây Tiến người đi không hẹn ước Đường lên thăm thẳm một chia phôi Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
Cảm nhận của anh/chị về nỗi nhớ Tây Tiến trong đoạn thơ trên, từ đó làm nổi bật những nét đặc sắc về ngôn ngữ và giọng điệu thơ Quang Dũng.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Câu |
Nội dung |
Đọc hiểu |
1. Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích
Cách giải:
Món quà to lớn ấy là: niềm tin yêu cuộc đời
2. Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích
Cách giải:
Sự khác biệt giữa cho để nhận và cho thứ mình muốn nhận lại:
-
Cho để nhận tức là “cho” đi kèm với ý định trục lợi, sẽ đem đến sự thất vọng đến cả người cho và người nhận. Người “nhận” ngay từ đầu cái “cho” không mang ý nghĩa là một món quà; người cho, mục đích tư lợi của họ sẽ khó có cơ hội đạt được.
=> Cho đi với ý đồ trục lợi
-
Cho thứ mình muốn nhận là chữ “cho” ấy thực sự xuất phát từ tấm lòng thì chính người cho đi sẽ được nhận về một món quà lớn, đó là niềm tin yêu cuộc đời.
=> Cho đi bằng cả tấm lòng
-
Phương pháp: phân tích, lý giải
Cách giải:
Việc trích dẫn quan điểm của Winston Churechill nhằm: khi trích dẫn ngay từ mở đầu bài viết tác giả nhằm nhần mạnh ý nghĩa của sự cho đi trong cuộc sống. Cho đi bằng tấm lòng chân thành bạn sẽ nhận được niềm hạnh phúc và tình yêu của mọi người. Đồng thời cũng khiến người đọc tin tưởng vào những lập luận của tác giả.
-
Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp
Cách giải:
-
Đồng tình với quan điểm của tác giả: Tôi sẽ cho đi bằng cả đôi tay.
-
Lí giải:
+ Cho bằng một tay và nhận bằng một tay mang ý nghĩa của sự trao đổi song phẳng, thực dụng, đây không phải là chia sẻ xuất phát từ tình cảm, tấm lòng và điều cho đi ấy không còn là món quà tinh thần nữa.
+ Cho bằng cả hai tay là cho đi bằng cả tấm lòng, cách cho đầy chân thành, vị tha, cho là quên đi, là không cầu mong được nhận lại. Đấy là cách cho mang lại hạnh phúc cho cả
người cho và người nhận.
|
Làm văn |
1 |
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
-
Giới thiệu vấn đề: Ý nghĩa sự cho đi trong cuộc sống.
-
Bàn luận
-
Cho đi là sự san sẻ, giúp đỡ những người xung quanh về cả vật chất và tinh thần với tấm lòng chân thành, tha thiết và đầy vị tha.
-
Ý nghĩa của sự cho đi:
+ Với người “cho” giúp họ cảm thấy thanh thản, hạnh phúc và tràn đầy tình yêu cuộc sống.
+ Với người “nhận” giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn, khủng hoảng để họ vững bước hơn trong cuộc sống.
+ Cho đi bằng tấm lòng chân thành, người “cho” còn trở thành tấm gương, nguồn cảm hứng để mọi người học tập và noi theo.
Sống là cho đi đâu chỉ nhận riêng mình, đó là cách sống đẹp mà bất cứ ai cũng hướng
đến. Cho đi mà không cần nhận lại, cho đi mà quên rằng mình đã cho mới là cách sống
|
|
tốt đẹp và nhân văn nhất.
Suy nghĩ hành động bản thân:
+ Trong cuộc sống cần phải biết cho đi và đừng bao giờ cho đi chỉ bằng một tay. Hãy cho đi bằng cả tấm lòng để cảm nhận được hạnh phúc.
+ “Của cho không bằng cách cho” – chúng ta cần phải cho đi bằng cả tấm lòng, trân
trọng đối tượng được nhận. |
2 |
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
-
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
-
Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình.
-
Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ, được in trong tập Mây đầu ô (1986).
Đoạn thơ mở đầu bằng hai câu thơ mang cảm xúc chủ đạo của toàn đoạn thơ. Cảm xúc ấy là nỗi nhớ:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
+ Đối tượng của nỗi nhớ ấy là con Sông Mã, con sông gắn liền với chặng đường hành quân của người lính.
+ Đối tượng nhớ thứ hai là nhớ Tây Tiến, nhớ đồng đội, nhớ bao gương mặt một thời chinh chiến. Nỗi nhớ ấy được bật lên thành tiếng gọi tha thiết “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi” gợi lên bao nỗi niềm lâng lâng khó tả.
+ Đối tượng thứ ba của nối nhớ đó là “nhớ về rừng núi” . Rừng núi là địa bàn hoạt động của Tây Tiến với bao gian nguy, vất vả nhưng cũng thật trữ tình, lãng mạn.
-
Nhưng nay, tất cả đã “xa rồi”. “Xa rồi” nên mới nhớ da diết như thế.
-
Điệp từ “nhớ” được nhắc lại hai lần như khắc sâu thêm nỗi lòng của nhà thơ. Đặc biệt tình cảm ấy được Quang Dũng thể hiện bằng ba từ “Nhớ chơi vơi”, cùng với cách hiệp vần “ơi” ở câu thơ trên làm nổi bật một nét nghĩa mới: “Chơi vơi” là trạng thái trơ trọi giữa khoảng không rộng, không thể bấu víu vào đâu cả. “Nhớ chơi vơi” có thể hiểu là một mình giữa thế giới hoài niệm mênh mông, bề bộn, không đầu, không cuối, không thứ tự thời gian, không gian. Đó là nỗi nhớ da diết, miên man, bồi hồi, bâng khuâng, sâu lắng làm cho con người có cảm giác đứng ngồi không yên.
-
Tác giả gợi nhắc nhiều địa danh xa lạ: Sài Khao, Mường Lát để đưa người đọc bước vào những địa hạt heo hút, hoang dại theo bước chân quân hành của người lính Tây Tiến.
-
Ấn tượng đầu tiên hiện ra trong nỗi nhớ của người lính Tây Tiến là sương núi mịt mù:
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Trên đỉnh Sài Khao, sương dày đến độ vùi lấp cả đường đi, vùi lấp cả đoàn quân trong mờ mịt. Đoàn quân hành quân trong sương lạnh giữa núi rừng trùng điệp không tranh khoi cảm giac mệt moi rã rời. Con người trở nên hết sức bé nho giữa biển sương dày đặc mênh mông ấy…
-
Giữa mịt mu sương lạnh, người linh Tây Tiến vẫn thấy con đường hanh quân thật đẹp va nên thơ:
Mường Lat hoa về trong đêm hơi
|
|
Vẫn là sương khói ấy thôi, nhưng cách nói “hoa về” khiến sương không còn lạnh giá nữa mà gợi sự
quần tụ, sum vầy thật tình tứ và ấm áp => sự bay bổng, lãng mạn
-
Hai câu đầu la một lời thề son sắt thể hiện tinh thần “nhất khứ bất phục phản” (một đi không trở lại) của những người linh Tây Tiến:
Tây Tiến người đi không hẹn ước Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Chàng trai Tây tiến, khi ra đi đều không ước hẹn ngày về, đều sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn "cảm tử cho tổ quốc quyết sinh".
-
Hai câu thơ cuối la lời khẳng định chắc chắn du co rời xa về không gian va lui xa về thời gian, nhưng nhưng tâm hồn tình cảm của những người lính Tây Tiên vẫn gắn bó máu thịt với những ngày thang, những địa điểm mà đoàn quân Tây Tiến đã đi qua:
+ Mùa xuân ấy chính là thời điểm mà binh đoàn Tây Tiến được thành lập – đầu năm 1947, cũng chính là thời điểm mà nhà thơ Quang Dũng gia nhập binh đoàn vào cuối mùa xuân
+ Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi là một lời hứa hẹn thủy chung. Một phần tâm hồn của mỗi người lính Tây Tiến đã ở lại với địa danh Sầm Nứa bên nước bạn.
* Nét đặc sắc về ngôn ngữ và giọng điệu
Đặc sắc ngôn ngữ của Tây Tiến là sự phối hợp, hòa trộn của nhiều sắc thái phong cách với ngôn ngữ những lớp từ vựng đặc trưng.
+ Có thứ ngôn ngữ trang trọng, mang màu sắc cổ kính, chủ yếu miêu tả hình ảnh Tây Tiến và sự hi sinh bi tráng của họ.
+ Có lớp từ ngữ sinh động của tiếng nói hàng ngày, in đậm phong cách người lính.
+ Một nét sáng tạo trong ngôn ngữ là có những kết hợp từ độc đáo mới lạ tạo nghĩa mới hoặc sắc thái mới : nhớ chơi vơi, đêm hơi, súng gửi trời, mưa sa khơi...
+ Sử dụng địa danh : tạo ấn tượng về tính cụ thể, xác thực của bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người; gợi được vẻ hấp dẫn của xứ lạ phương xa.
Giọng điệu thơ : Cả bài thơ được bao trùm trong nỗi nhớ. Nỗi nhớ ấy gợi về những kỉ niệm, những hình ảnh với nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau, được diễn tả bằng những giọng điệu phù hợp với mỗi trạng thái cảm xúc.
+ Đọan 1 chủ đạo là gịong tha thiết, bồi hồi, được cất lên thành những tiếng gọi những từ cảm thán.
+ Đọan 4 giọng điệu trầm hung, vĩnh quyết và khẳng định.
|
Trung tâm luyện thi - gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT
ĐÀO TẠO NTIC
Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857
Email: daotaontic@gmail.com
Gửi bình luận của bạn