CẤU TRÚC ĐỀ THI TUYỂN SINH MÔN TOÁN VÀO 10

Làm thế nào để làm bài thi môn toán thật tốt trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10. Sau đây là chia sẻ của cô giáo Vũ Thị Chung, trường THCS Nguyễn Du, quận Nam Từ Liêm.

Ngày đăng: 11-05-2021

1,159 lượt xem

Bài 1: Thường chiếm khoảng 2 điểm

Nội dung kiến thức:

Bài toán gồm 3 ý liên quan đến biểu thức chứa căn bậc hai.

 - Rút gọn biểu thức (chú ý điều kiện xác định).

 - Tính giá trị biểu thức.

 - Giải phương trình, bất phương trình, tìm giá trị của x để thỏa mãn yêu cầu bài toán... Nội dung này thuộc phần kiến thức nâng cao, thường chiếm khoảng 0,5 điểm.

 

Bài 2: Giải bài toán bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình (khoảng 2 điểm)

Nội dung kiến thức:

 - Các bài toán thực tế: Chuyển động, công việc, lãi suất...

 - Các bài có liên quan đến hình học: Ứng dụng thực tế của hệ thức lượng; hình học không gian...

 - Các bài toán tích hợp liên môn: Liên quan đến phần Vật lý, Hóa học...

Thời gian gần đây, bài này thường có 2 ý. Ý thứ nhất thuộc phần thông hiểu, buộc học sinh phải nắm vững kiến thức mới có thể giải quyết được. Ý thứ hai thuộc phần vận dụng thấp, không quá khó khi các em đọc kỹ đề và học cẩn thận nội dung kiến thức trên.

 

Bài 3: Bài này thường có nhiều ý, chiếm khoảng 2,5 điểm, liên quan đến nội dung sau:

 - Giải hệ phương trình (quy về hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, hai phương trình) hoặc giải phương trình (chứa căn, phương trình trùng phương).

 - Bài toán về đường thẳng, hàm số bậc hai, phương trình bậc hai, đồ thị, hệ thức Vi-ét và ứng dụng. Phần này có một ý phân hóa ở mức độ vận dụng, thường chiếm khoảng 0,5 điểm.

 

Bài 4: Bài hình về đường tròn là chủ yếu, chiếm khoảng 3 điểm, gồm nội dung hay gặp:

 - Chứng minh nhiều điểm cùng thuộc một đường tròn.

 - Chứng minh tứ giác nội tiếp.

 - Tính độ dài đoạn thẳng, tính góc, chứng minh hệ thức hình học và các biểu thức liên quan (thường dùng cả phần kiến thức về hệ thức lượng trong tam giác vuông và ứng dụng thực tế và tam giác đồng dạng).

 - Tiếp tuyến của đường tròn và các bài toán liên quan đến tiếp tuyến.

 - Chứng minh ba đường thẳng đồng quy, hai đường thẳng song song, vuông góc, điểm thuộc đường thẳng cố định, bài toán quỹ tích, cực trị hình học...

Bài thường có từ 3 đến 4 ý, phân hóa theo cấp độ, nâng dần độ khó. Ý phân hóa mạnh nhất ở cuối cùng, chỉ chiếm khoảng 0,5 điểm, các ý trên mỗi ý chiếm khoảng 1 điểm.

Đặc biệt trong bài hình, các em phải chú trọng đến hình vẽ, cần vẽ hình chính xác theo đúng yêu cầu bài toán. Không có hình vẽ, học sinh sẽ không có điểm toàn bộ câu này.

 

Bài 5: Phần nâng cao, dành cho học sinh khá, giỏi và thường chiếm 0,5 điểm, với nội dụng chọn một trong các phần sau:

 - Chứng minh bất đẳng thức.

 - Tìm giá trị lớn nhất (GTLN), tìm giá trị nhỏ nhất (GTNN).

 - Giải hệ phương trình, phương trình nâng cao...

Đây thường là câu khó nhất trong đề thi, hay được gọi là "câu điểm 10".

Cô giáo Vũ Thị Chung  trường THCS Nguyễn Du, quận Nam Từ Liêm

 

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha