THUYẾT TIẾN HÓA DAWIN -CÓ PHẢI LÀ SAI LẦM?

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng giới thiệu phần THUYẾT TIẾN HÓA DAWIN -CÓ PHẢI LÀ SAI LẦM? nhằm hổ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.

Ngày đăng: 16-11-2018

2,906 lượt xem

Hình ảnh có liên quan

"Có 3 thứ không thể che đậy được mãi: Mặt trời, Mặt trăng, và Sự thật”. Sự thật của thuyết tiến hóa đã bị che đậy bấy lâu nay, nhưng giờ không thể che đậy được nữa. Năm 1987, nhà sinh học Thụy Điển nổi tiếng Soren Lovtrup tiên đoán: “một ngày nào đó câu chuyện hoang đường của học thuyết Darwin sẽ được xếp hạng như sự lừa gạt lớn nhất trong lịch sử khoa học”. Vâng, học thuyết Darwin quả thật là sai lầm tệ hại nhất của khoa học!

 

Nếu ai đó cảm thấy bị “sốc” khi đọc ý kiến của Soren Lovtrup ở trên, xin mở cuốn sách của ông: “Darwinism: The Refutation of a Myth” (Bác bỏ chuyện hoang đường của học thuyết Darwin), do Croom Helm xuất bản tại New York năm 1987. Đó là một trong những cuốn sách phê phán học thuyết Darwin mạnh mẽ nhất, làm cho các nhà tiến hóa lo lắng, tức tối, tìm mọi cách để chống đỡ.

 

Chẳng hạn, họ cho đăng bài báo “Was Darwin wrong?” (Phải chăng học thuyết Darwin sai?) trên tạp chí National Geographic, trong đó trả lời: KHÔNG (học thuyết Darwin không sai), bằng chứng của tiến hóa tràn ngập khắp nơi! Nhưng ngay lập tức, nhà động vật học nổi tiếng Thụy sĩ Ariel Roth lên tiếng phản bác:

 

“…phần lớn chứng cứ khoa học được trình bầy trong bài báo ủng hộ thuyết tiến hóa này lại nghèo nàn đến mức đáng ngạc nhiên. Hầu hết đều nói về những biến đổi rất nhỏ trong sinh vật, làm ra vẻ như chúng tiến hóa từ loài này sang loài khác. Đây cũng là những gì Darwin từng nói. Bài báo đã tảng lờ vấn đề hóc búa nhất của tiến hóa là làm thế nào để toàn bộ cuộc sống bắt nguồn từ chính nó như thuyết tiến hóa đề xuất?” (trích “Where did life come from”, Ariel Roth).

 

Uy tín của tạp chí National Geographic không đủ để bênh vực bài báo “Was Darwin Wrong?”, vì nó không đưa ra được chứng cứ đủ mạnh, và cố tình tảng lờ bài toán khó nhất là sự sống bắt đầu từ cái gì, như thế nào, và tảng lờ vấn đề cốt lõi của tiến hóa là làm thế nào để sinh vật tiến hóa từ loài này thành loài khác.

 

Thực ra, không cần phải tranh luận dài dòng, chỉ cần chất vấn các nhà tiến hóa bằng một câu hỏi duy nhất: “Làm thế nào để loài khỉ (hoặc vượn, tinh tinh) với 54, hoặc 48, hoặc 42 nhiễm sắc thể có thể biến thành loài người với 46 nhiễm sắc thể?”

 

Theo sinh học phân tử, số nhiễm sắc thể của mỗi loài là cố định, và là một trong những đặc trưng của loài. Vì thế, khỉ hoặc vượn hoặc tinh tinh không thể và không bao giờ có thể biến thành người. Vì Darwin không biết gì về DNA và nhiễm sắc thể nên ông mới tưởng tượng ra chuyện lố bịch là khỉ (hoặc vượn, tinh tinh) tiến hóa thành người.

 

Theo Francis Collins, tác giả cuốn “The Language of God” (Ngôn ngữ của Chúa), mã di truyền được cài đặt trong DNA là ngôn ngữ của Chúa. Giới tiến hóa và những kẻ vô thần không có cách nào chống lại quan điểm này, vì họ không thể không thừa nhận DNA là một chương trình, nhưng không làm thế nào mà giải thích được vì sao có chương trình đó. Nói cách khác, giới tiên hóa đã vi phạm một định luật của khoa học thông tin, rằng “Bất kỳ một chuỗi thông tin nào cũng có thể tìm được dấu vết đi ngược trở về một nguồn trí tuệ thông minh” (Any given chain of information can be traced backward to an intelligent source).

 

DNA là một chuỗi thông tin, ắt phải có nguồn trí tuệ thông minh của nó. Đối với Collins, đó là Chúa. Đối với những người theo thuyết thiết kế thông minh (intelligent design theory), đó là Nhà thiết kế vĩ đại. Nhưng các nhà tiến hóa không công nhận Chúa, không thừa nhận có nhà thiết kế vĩ đại, mà “đổ thừa” cho tự nhiên. Nhưng “tự nhiên” là cái gì? Nếu “tự nhiên” chỉ là thế giới vật chất thông thường thì tự nó làm sao tạo ra chương trình được (chú ý rằng một chương trình bản thân nó không phải là vật chất, mà là một quy tắc tương tác của vật chất)? Làm thế nào để các nguyên tử kết hợp lại với nhau một cách NGẪU NHIÊN hoặc may rủi mà có thể tạo ra những tổ chức phức tạp, có cơ chế chặt chẽ, hoạt động theo những quy tắc xác định, thông minh, thậm chí có ý thức như loài người? Đó là chuyện không tưởng mà thuyết tiến hóa tuyên bố là CÓ THỂ. Điều này có thể ví như một cái cốc chứa 1000 bộ chữ cái trong tiếng Việt, rồi đổ tất cả các chữ cái đó ra mặt bàn giống như gieo súc sắc hay tung đồng xu, tính xác suất để các chữ cái sắp xếp ngẫu nhiên thành một áng văn hay, chẳng hạn như truyện Kiều. Toán học thừa sức tính xác suất đó, nhưng chẳng cần phải giỏi toán, chỉ cần có trực giác tốt cũng cảm nhận được rằng đó là chuyện KHÔNG THỂ, xác suất ấy coi như bằng 0. Cái gọi là DNA xuất hiện ngẫu nhiên từ sự kết hợp may rủi của các nguyên tố là chuyện không tưởng bịa đặt ngớ ngẩn nhất mà ta có thể thấy trong khoa học.

 

Ngược lại, những người tán thành quan điểm của Collins sẽ thấy mọi chuyện trở nên dễ hiểu. Thật vậy, mặc dù ngôn ngữ mà Chúa sử dụng để chương trình hóa hoạt động của mọi sinh vật đều là DNA, nhưng mỗi loài đã được cài đặt một chương trình riêng. Không có chương trình của loài nào tự biến đổi thành chương trình của loài khác. Một chương trình computer có thể hỏng, lỗi, chứ không bao giờ tự nó biến đổi thành một chương trình khác. Nếu một chương trình được thay đổi, ắt phải có sự can thiệp của người viết chương trình. Nếu Chúa muốn sáng tạo ra loài người, Ngài không cần phải làm cái việc mất thì giờ là sửa chữa chương trình của khỉ dần dần từng tí từng tí một qua hàng trăm triệu năm như Darwin nói. Mọi computer đều dùng ngôn ngữ cơ bản là hệ nhị phân, chỉ có 2 chữ cái là 0 và 1, nhưng loài người đã tạo ra không biết bao nhiêu chương trình kỳ diệu. Apple không dùng hệ điều hành của Microsoft mà vẫn tạo nên những chương trình riêng biệt tuyệt vời. Sự đa dạng và phong phú của các phần mềm trong công nghệ thông tin hiện nay không phải do các phần mềm tự tiến hóa, mà do sự sáng tạo của con người. Sự đa dạng và phong phú của thế giới sinh vật cũng không phải do tiến hóa mà có, mà do sự sáng tạo của Nhà thiết kế vĩ đại. Nhà thiết kế ấy không chỉ sáng tạo ra vật chất, mà còn sáng tạo ra các quy tắc tương tác của vật chất, buộc vật chất hoạt động theo những quy tắc đó. Sự di truyền thực ra là những hoạt động vật chất tuân thủ những lệnh đã được cài đặt trong DNA. Tự nhiên không thể tự nó viết ra những lệnh đó, mà nhận được từ Bà Mẹ Tự nhiên(The Mother Nature), tức nhà thiết kế vĩ đại.

 

Thực ra không cần tới những hiểu biết hiện đại của sinh học phân tử, chỉ cần kiến thức của khoa học thế kỷ 19 cũng đủ để bác bỏ Darwin. Thật vậy, trong khi giới vô thần trong thế kỷ 19 tôn sùng học thuyết Darwin vì nó phù hợp với những tham vọng làm chủ thế giới của họ, Louis Pasteur và Gregor Mendel là những nhà tư tưởng vĩ đại của thế kỷ 19 đã gián tiếp hoặc trực tiếp bác bỏ Darwin.

 

Trái ngược 100% với phương pháp nghiên cứu vô bằng của Darwin, mọi thành tựu khoa học của Pasteur và Mendel đều dựa trên những thí nghiệm chính xác không thể chối cãi.

 

Kết luận quan trọng nhất rút ra từ các định luật di truyền của Mendel là ở chỗ các đặc điểm của sinh vật được BẢO TOÀN trong quá trình di truyền; đặc điểm di truyền của con cái được quyết định hoàn toàn bởi các đặc điểm của cha mẹ – con cái không bỗng nhiên có những đặc điểm di truyền mới lạ mà cha và mẹ không có.

 

Không may cho Darwin, ông không biết gì về Mendel, nhưng lại tiếp thu tư tưởng di truyền sai lầm của Jean Baptiste Lamarck về cái gọi là “những đặc điểm mới giành được” (acquire straits) – những đặc điểm không phải do bẩm sinh, mà hình thành sau khi sinh vật ra đời, trong quá trình tương tác với môi trường sống. Theo Lamarck, những đặc điểm mới giành được này có thể di truyền lại cho các thế hệ nối tiếp. Điều này hoàn toàn trái với các định luật của Mendel, như vừa nói ở trên. Chẳng hạn, theo cách suy nghĩ của Lamarck và Darwin, để ăn những thứ hoa quả trên cao, con vật cần phải có cái cổ vươn cao. Nó cứ vươn cổ lên cao mãi mãi. Điều đó dẫn tới một “biến dị có lợi” (một loại đặc điểm mới giành được) là cổ cao lên một tí (?). Một cơ chế thần kỳ không biết từ đâu ra được gọi là “chọn lọc tự nhiên” sẽ khôn ngoan “nói nhỏ” với sinh vật rằng hãy chọn những biến dị có lợi này để di truyền lại cho đời sau. Qua hàng triệu năm, những cái vi phân “cổ cao lên một tí” sẽ tích phân lại để con vật biến thành một loài cổ cao, đó là hươu cao cổ (!).

 

Đây chính là một trong những câu chuyện thần tiên điển hình do Charles Darwin kể. Chuyện thần tiên này đánh lừa được trước hết chính bản thân Darwin – vì ông không biết gì về Mendel và do đó không biết rằng những “đặc điểm mới giành được” không thể di truyền. Sinh học phân tử hiện đại giúp Mendel giải thích rõ hơn vì sao những “đặc điểm mới giành được” không được di truyền – đơn giản vì chúng không hề làm THAY ĐỔI DNA.

 

Vì thế sẽ không có gì cường điệu khi nói rằng chừng nào còn coi thuyết tiến hóa là một khoa học thì chừng ấy vẫn chưa thấu hiểu các định luật di truyền do Mendel khám phá. Ngược lại, nếu đã thực sự thấu hiểu các định luật do Mendel khám phá thì ắt phải bác bỏ học thuyết Darwin, không thể coi đó là một lý thuyết khoa học, mà chỉ là một giả thuyết thuần túy.

 

Hoàn toàn tương tự về Pasteur: chừng nào còn coi thuyết tiến hóa là một khoa học thì chừng ấy vẫn chưa thấu hiểu 2 định luật về sự sống do Pasteur khám phá. Ngược lại, nếu đã thực sự thấu hiểu 2 định luật về sự sống do Pasteur khám phá thì ắt phải bác bỏ học thuyết Darwin, không thể coi đó là một lý thuyết khoa học, mà chỉ là một chuyện kể hư cấu.

 

Định luật thứ nhất về sự sống do Pasteur khám phá khẳng định rằng sự sống là bất đối xứng – sự sống chỉ thuận tay trái (để hiểu rõ vấn đề này, xin đọc các bài “Pasteur và Chúa” và “Tại sao sự sống thuận tay trái?” trên PVHg’s Home). Định luật này giáng một đòn chết người vào thuyết tiến hóa, vì thuyết này nói rằng sự sống đầu tiên hình thành do sự kết hợp ngẫu nhiên của các nguyên tử. Nhưng làm thế nào mà sự kết hợp ngẫu nhiên ấy lại tạo ra một phân tử hữu cơ chỉ thuận tay trái, trong khi xác suất để một phân tử hữu cơ thuận tay trái hoặc tay phải là 50-50? Theo lý thuyết xác suất, xác suất để tung một đồng xu xấp hay ngửa là như nhau. Hoàn toàn tương tự, sự hình thành một phân tử hữu cơ thuận tay trái hoặc tay phải là như nhau. Nhưng cớ sao sự sống chỉ thuận tay trái? Đã 167 năm trôi qua, kể từ ngày Pasteur nêu lên định luật này như một thách thức đối với khoa học nói chung và thuyết tiến hóa nói riêng, đến nay vẫn không có câu trả lời. Những phòng thí nghiệm tối tân nhất trên khắp thế giới đã lao vào tổng hợp acid amin, một thành phần cơ bản của sự sống, hòng chứng minh sự sống có thể ra đời từ sự kết hợp ngẫu nhiên của các nguyên tử, phân tử, làm bằng chứng cho thuyết tiến hóa. Nhưng, sau rất nhiều nỗ lực, họ KINH NGẠC nhận ra rằng khoa học chỉ tạo ra được những phân tử acid amin KHÔNG SỐNG, tức là phân tử hữu cơ thuận cả 2 tay – KHÔNG CÓ CÁCH NÀO tạo ra phân tử hữu cơ thuận tay trái và chỉ thuận tay trái, để cuối cùng phải cay đắng thừa nhận rằng PASTEUR ĐÚNG, rằng đặc trưng của sự sống là thuận tay trái và chỉ thuận tay trái, và rằng con người không thể tạo ra sự sống thuận tay trái từ các chất vô cơ. Sự bế tắc trong việc giải thích tại sao sự sống thuận tay trái và sự bất lực trong việc tổng hợp sự sống thuận tay trái từ các chất vô cơ đã đẩy các nhà tiến hóa tới chỗ “đổ thừa” cho vũ trụ. Họ reo mừng khi tìm thấy những thiên thạch rơi vào trái đất chứa phân tử acid amin thuận tay trái, thế là họ lớn tiếng nói rằng sự sống trên trái đất bắt nguồn từ vũ trụ. Nhưng tại sao vũ trụ lại tạo ra sự sống thuận tay trái? Họ vẫn bế tắc, không trả lời được. Có nghĩa là lý thuyết cho rằng sự sống đầu tiên hình thành từ sự kết hợp “ngẫu nhiên” của các nguyên tử vẫn chỉ là chuyện nói láo.

 

Định luật thứ hai do Pasteur khám phá nói rằng sự sống chỉ ra đời từ sự sống. Nói cách khác, sự sống không thể sinh ra từ sự kết hợp ngẫu nhiên của các vật chất không sống. Đây là sự bác bỏ trực tiếp đối với thuyết tiến hóa. Định luật này là kết quả của một thí nghiệm nổi tiếng có tên là “thí nghiệm bình cổ cong” hoặc “thí nghiệm bình cổ thiên nga” (Swan neck experiment) (để hiểu rõ vấn đề này, xin đọc các bài “Pasteur và Chúa” và “Pasteur và nhân loại trên PVHg’s Home). Thí nghiệm ấy đập tan ảo tưởng của cái gọi là “spontaneous generation” (sự hình thành sự sống một cách tự phát). Thuyết sự sống tự phát nói rằng sự sống hình thành một cách tự phát từ sự kết hợp ngẫu nhiên của các nguyên tử, phân tử vô cơ. Thí dụ, từ một xác động vật thối rữa bỗng nhiên nẩy sinh ra dòi bọ. Dòi bọ là những sinh vật sinh ra một cách tự phát từ không khí. Đó là một niềm tin cổ xưa, ít nhất từ nền văn hóa cổ Hy Lạp. Thuyết tiến hóa đã tiếp thu niềm tin đó để giải thích sự ra đời của sự sống đầu tiên. Nhưng những ai đã thấm nhuần định luật sự sống chỉ đẻ ra từ sự sống do Pasteur nêu lên thì sẽ thấy ngay rằng thuyết tiến hóa đơn giản chỉ là một sự ngoan cố trước sự thật không thể chối cãi. Nếu không chứng minh được sự sống ra đời từ sự kết hợp ngẫu nhiên của các nguyên tử thì buộc phải thừa nhận có sự can thiệp từ bên ngoài. Pasteur tuyên bố gần như thách thức: “Đừng đưa ra bất cứ cái gì mà bạn không thể chứng minh bằng thực nghiệm”. Tuyên bố này ám chỉ rõ ràng đến thuyết tiến hóa, cụ thể là những công trình của Darwin, vì lý thuyết này hoàn toàn không có bằng chứng, chỉ toàn những giả thuyết phỏng đoán, không hề có bất kỳ một chứng minh thực tế nào cả. Nếu Darwin đúng, hãy đưa ra bằng chứng. Nếu không, chỉ là nói láo. Bằng chứng mạnh nhất của Darwin nếu có, chắc chắn chỉ có thể là xương hóa thạch của những loài chuyển tiếp trong quá trình tiến hóa đã tuyệt chủng. Nhưng không có bằng chứng hóa thạch nào cả. Đây là điểm yếu nhất mà chính Darwin đã phải thú nhận rằng nó sẽ chống lại lý thuyết của ông.

 

Và như vậy, có thể nói rồi đây học thuyết Darwin sẽ được xếp hạng như sự lừa gạt vĩ đại nhất trong lịch sử khoa học. Sự thật sẽ không thể che đậy được mãi mãi - và đây mới là chân lý đúng đắn!

Trung tâm luyện thi - gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha