Trung tâm gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng xin giới thiệu phần ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ NĂM 2018 VÀ ĐÁP ÁN. Nhằm hỗ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn có 1 kì thi đạt kết quả tốt.
Ngày đăng: 12-05-2018
2,230 lượt xem
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LỚP 12 |
NĂM HỌC 2017- 2018
Bài khảo sát: KHOA HỌC XÃ HỘI
Môn: LỊCH SỬ |
Câu 1: Vấn đề nước Đức được thỏa thuận tại Hội nghị Ianta như thế nào?
A. Nước Đức phải chấp nhận tình trạng tồn tại hai nhà nước với hai chế độ chính trị và con đường phát triển khác nhau.
B. Nước Đức phải trở thành một quốc gia thống nhất, hòa bình, dân chủ và tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
C. Nước Đức phải chấp nhận sự chiếm đóng lâu dài của quân đội các nước Đồng minh.
D. Nước Đức sẽ trở thành một quốc gia độc lập, thống nhất, dân chủ và hòa bình.
Câu 2: Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về căn bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của chúng ở Châu Phi?
A. Năm 1960 “Năm Châu Phi”.
B. Ngày 11/11/1975 nước Cộng hòa Nhân dân Ăngola ra đời.
C. Năm 1962 Angieri được công nhận độc lập.
D. Năm 1974 thắng lợi của Cách mạng Êtiopia.
Câu 3: Điểm khác biệt trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu trong những năm 1950 - 1973 so với những năm 1945 - 1950 là
A. từ bỏ chính sách liên minh với Mĩ, thực hiện chính sách biệt lập.
B. một mặt liên minh với Mĩ, mặt khác cố gắng đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.
C. Anh tiếp tục liên minh với Mĩ, Pháp và Đức trở thành đối trọng của Mĩ.
D. tiến hành hợp tác, liên kết khu vực.
Câu 4: Sự kiện nào được xác định đã tạo nên cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, song điều kiện tổng khởi nghĩa chưa chín muồi ở nước ta?
A. Nhật đảo chính Pháp.
B. Nhật nhảy vào Đông Dương.
C. Nhật đầu hàng Đồng minh.
D. Khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại.
Câu 5: Lí do khách quan làm cho Đức không thực hiện được kế hoạch đổ bộ vào nước Anh năm 1940 là
A. quân đội Đức đã suy yếu do đánh chiếm nhiều nước nước ở Châu Âu.
B. Anh có ưu thế về không quân và hải quân.
C. Liên Xô đã tuyên chiến với Đức ở mặt trận phía Đông.
D. Hoa Kì bắt đầu viện trợ cho Anh.
Câu 6: Hội nghị nào sau đây của Đảng Cộng sản Đông Dương không trực tiếp xác định nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam là chống chủ nghĩa phát xít?
A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5 - 1941.
B. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 3 - 1945.
C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 - 1939.
D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7 - 1936.
Câu 7: Trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945 - 1954), kế hoạch quân sự nào của thực dân Pháp đã được Thủ tướng Pháp Lanien khẳng định là “chẳng những được Chính phủ Pháp mà cả những người bạn Mĩ cũng tán thành. Nó cho phép hi vọng đủ mọi điều”.
A. Kế hoạch Nava.
B. Kế hoạch Bôlae.
C. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi.
D. Kế hoạch Rơve.
Câu 8: Đâu không phải là nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc (1954 - 1965)?
A. Cải cách ruộng đất
B. Khôi phục kinh tế.
C. Đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội.
D. Đấu tranh chống Mĩ - Diệm.
Câu 9: Hình thức đấu tranh chủ yếu chống Mĩ - Diệm của nhân dân miền Nam trong những năm đầu sau Hiệp định Giơnevơ là
A. đấu tranh vũ trang.
B. đấu tranh chính trị hòa bình.
C. khởi nghĩa giành chính quyền.
D. Dùng bạo lực cách mạng.
Câu 10: Đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc hình thành khối Đồng minh chống phát xít?
A. Liên Xô bị Đức tấn công.
B. Mĩ bị tấn công ở Trân Châu Cảng.
C. Anh - Mĩ đã thay đổi thái độ với Liên Xô.
D. Hành động xâm lược của chủ nghĩa phát xít.
Câu 11: Lãnh đạo của phong trào Cần Vương thuộc tầng lớp nào?
A. Nông dân.
B. Thị dân.
C. Văn thân, sĩ phu.
D. Tiểu tư sản.
Câu 12: Với Hiệp ước Giáp Tuất kí năm 1874, triều đình Huế đã chính thức thừa nhận
A. sáu tỉnh Nam Kì là thuộc Pháp.
B. ba tỉnh miền Đông Nam Kì là thuộc Pháp.
C. ba tỉnh Tây Nam Kì là thuộc Pháp.
D. sáu tỉnh Nam Kì và đảo Côn Lôn là thuộc Pháp.
Câu 13: Nguyên nhân khác biệt dẫn đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản so với Mĩ và Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. sự lãnh đạo, điều tiết hiệu quả của Nhà nước.
B. lao động có trình độ kĩ thuật cao.
C. tận dụng tốt điều kiện khách quan thuận lợi.
D. chi phí quốc phòng thấp.
Câu 14: “Liên lạc với các dân tộc bị áp bức để cùng làm cách mạng, đánh đổ đế quốc”, đây là tôn chỉ mục đích của tổ chức nào?
A. Hội liên hiệp thuộc địa ở Pháp.
B. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.
C. Việt Nam quốc dân đảng.
D. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
Câu 15: Ý nào sau đây không phải là minh chứng cho nhận định “Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930) là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam”?
A. Đảng ra đời chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
B. Đảng ra đời đã đưa cách mạng Viêt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.
C. Đảng ra đời, là nhân tố chuẩn bị đầu tiên quyết định những bước phát triển nhảy vọt của lịch sử.
D. Đảng ra đời là sản phẩm sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lê nin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Câu 16: Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất mà Đảng Cộng sản Việt Nam rút ra từ việc lãnh đạo thắng lợi cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?
A. Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh bằng nhiều hình thức.
B. Phân hóa, cô lập cao độ kẻ thù để tập trung mũi nhọn của cách mạng vào kẻ thù cụ thể trước mắt.
C. Phải có chủ trương và biện pháp phù hợp với tình hình thực tiễn cách mạng.
D. Xây dựng khối liên minh công - nông và mặt trận dân tộc thống nhất.
Câu 17: Chiến thắng nào sau đây được coi là “Ấp Bắc” đối với quân viễn chinh Mĩ?
A. Vạn Tường (Quảng Ngãi).
B. Núi Thành (Quảng Nam).
C. Trà Bồng (Quảng Ngãi).
D. Tây Ninh.
Câu 18: Cơ sở để Mĩ thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn.
B. sự tạm lắng của phong trào cách mạng thế giới.
C. sự suy yếu của các nước tư bản châu Âu và Liên Xô.
D. sự ủng hộ của các nước đồng minh bị Mĩ khống chế.
Câu 19: Chủ trương cứu nước bằng biện pháp tiến hành cải cách ở nước ta đầu thế kỉ XX là của
A. Phan Bội Châu.
B. Phan Châu Trinh.
C. Phan Đình Phùng.
D. Tôn Thất Thuyết.
Câu 20: Thực dân Pháp thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Đà Nẵng vì
A. quân Pháp không có người chỉ huy tài giỏi.
B. quân Pháp chủ quan và chưa có sự chuẩn bị kĩ càng.
C. bị quân dân ta đánh trả quyết liệt nên không thể tiến sâu vào đất liền.
D. quân Pháp không quen thủy thổ và khí hậu Việt Nam.
Câu 21: Định ước Henxinki được kí kết giữa 33 nước châu Âu với Mĩ và Canađa đã tạo ra một cơ chế giải quyết vấn đề gì?
A. Vấn đề văn hóa.
B. Vấn đề chống khủng bố ở châu Âu.
C. Vấn đề liên quan kinh tế, tài chính.
D. Vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu Âu.
Câu 22: Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại trận.
B. một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa tư bản thao túng.
C. một trật tự thế giới có sự phân tuyến triệt để giữa hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
D. một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước thắng trận cùng nhau hợp tác để thống trị, bóc lột các nước bại trận và các dân tộc thuộc địa.
Câu 23: Khu Giải phóng Việt Bắc được ví như
A. căn cứ địa của cách mạng cả nước.
B. thủ đô kháng chiến.
C. trung tâm đầu não kháng chiến.
D. hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam độc lập.
Câu 24: Trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954, nhân dân Việt Nam đã buộc thực dân Pháp phải phân tán lực lượng ra những địa bàn nào?
A. Điện Biên Phủ, Sê Nô, Plâyku, Sầm Nưa.
B. Điện Biên Phủ, Thàkhẹt, Plâyku, Luôngphabang.
C. Điện Biên Phủ, Sê Nô, Plâyku, Luông Phabang.
D. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Sê Nô, Luôngphabang.
Câu 25: Thực tế lịch sử nước ta trong năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám đã làm rõ luận điểm nào của Chủ nghĩa Mác – Lênin?
A. Giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp.
B. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
C. Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền càng khó hơn.
D. Sự nghiệp giải phóng dân tộc phải do dân tộc mình tự quyết định.
Câu 26: Lực lượng chủ yếu tham gia chiến đấu trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ là
A. quân Mĩ.
B. quân đội Sài Gòn.
C. quân Mĩ và đồng minh của Mĩ.
D. quân Mĩ, quân đội Sài Gòn
Câu 27: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 thất bại?
A. Thiếu đường lối và giai cấp lãnh đạo đúng đắn.
B. Pháp có vũ khí hiện đại.
C. So sánh lực lượng quá chênh lệch, Pháp mạnh hơn ta.
D. Chiến thuật sai lầm và thái độ thiếu kiên quyết đánh giặc của triều đình.
Câu 28: Yếu tố quan trọng nhất dẫn đến sự hình thành phong trào yêu nước và cách mạng theo khuynh hướng mới ở Việt Nam đầu thế kỷ XX là
A. trong xã hội xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới.
B. các tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu truyền bá vào Việt Nam.
C. Chính phủ Pháp thực hiện các chính sách tiến bộ ở thuộc địa.
D. tấm gương tự cường của Nhật Bản với cuộc Duy Tân Minh Trị.
Câu 29: Đâu không phải là nội dung đường lối cải cách, mở cửa của Trung Quốc?
A. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
B. Chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
C. Phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế.
D. Xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc.
Câu 30: Nhóm các nước sáng lập ASEAN chủ trương “Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương”, đây là nội dung của chiến lược nào?
A. Lấy kinh tế làm trung tâm.
B. Kinh tế hướng nội.
C. Hợp tác có hiệu quả về kinh tế.
D. Kinh tế hướng ngoại.
Câu 31: Trong giai đoạn 1950 - 1973, thời kì “phi thực dân hóa” xảy ra ở thuộc địa của những nước nào?
A. Anh, Pháp, Hà Lan.
B. Italia, Anh, Bồ Đào Nha.
C. Tây Ban Nha, Đức, Mĩ.
D. Mĩ, Anh, Pháp.
Câu 32: Theo thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị Ianta, khu vực Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của
A. Các nước phương Tây.
B. Mĩ, Anh và Liên Xô.
C. Các nước Đông Âu.
D. Anh và Pháp.
Câu 33: Đâu là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam?
A. Cách mạng tháng Tám thành công (1945).
B. Kháng chiến chống Pháp thắng lợi (1954).
C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930).
D. Kháng chiến chống Mĩ thắng lợi (1975).
Câu 34: Sự kiện nào đánh dấu Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành một Đảng cầm quyền?
A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
B. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám.
C. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử bầu quốc hội khóa I.
D. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.
Câu 35: Cơ sở nào dưới đây để Nguyễn Ái Quốc xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”?
A. Không chỉ giành độc lập cho dân tộc mà còn giành ruộng đất cho dân cày.
B. Giành độc lập cho dân tộc, đưa công nhân lên nắm chính quyền.
C. Giành độc lập cho dân tộc, đưa công nhân, trí thức lên nắm quyền.
D. Không chỉ giải phóng dân tộc mà còn giải phóng xã hội .
Câu 36: So với phong trào 1930 – 1931, điểm khác biệt về phương pháp đấu tranh của phong trào 1936 - 1939 là kết hợp đấu tranh
A. chính trị và vũ trang.
B. nghị trường và vũ trang.
C. công khai và nửa công khai.
D. ngoại giao với vận động quần chúng.
Câu 37: Bài học kinh nghiệm lớn nhất của Việt Nam trong công tác xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất giai đoạn 1930 - 1945 là gì?
A. Tập hợp các lực lượng dân tộc.
B. Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
C. Thành lập các tổ chức yêu nước.
D. Xác định mục tiêu đấu tranh đúng đắn.
Câu 38: Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam trong thế kỉ XX góp phần xóa bỏ chủ nghĩa thực dân trên thế giới?
A. Kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975).
B. Cách mạng tháng Tám (1945) và chiến thắng Điện Biên Phủ (1954).
C. Cách mạng tháng Tám (1945) và kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975).
D. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Câu 39: Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam (1930 - 1975) do Đảng đề ra và thực hiện thành công là
A. độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
B. cải cách ruộng đất và chủ nghĩa xã hội.
C. giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp.
D. tự do dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Câu 40: Điểm tương đồng trong các chiến lược chiến tranh mà Mĩ thực hiện ở miền Nam (1954 - 1975) là
A. sử dụng quân Mĩ và quân chư hầu làm lực lượng nòng cốt.
B. sử dụng quân đội Sài Gòn làm lực lượng tiên phong, nòng cốt.
C. âm mưu chia cắt lâu dài nước ta và nằm trong “chiến lược toàn cầu” của Mĩ.
D. nhằm âm mưu dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam.
----------- HẾT ----------
ĐÁP ÁN
1.D |
2.B |
3.B |
4.A |
5.B |
6.C |
7.A |
8.D |
9.B |
10.D |
11.C |
12.D |
13.D |
14.D |
15.D |
16.C |
17.A |
18.A |
19.B |
20.C |
21.D |
22.C |
23.D |
24.C |
25.C |
26.B |
27.A |
28.A |
29.C |
30.D |
31.A |
32.A |
33.C |
34.B |
35.D |
36.C |
37.B |
38.A |
39.C |
40.C |
Trung tâm luyện thi - gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT
ĐÀO TẠO NTIC
Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857
Email: daotaontic@gmail.com
Gửi bình luận của bạn