TÓM TẮT LÍ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ĐỊNH LUẬT ÔM CHO ĐOẠN MẠCH CHỈ CHỨA R

Trung tâm gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC xin giới thiệu phần TÓM TẮT LÍ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ĐỊNH LUẬT ÔM CHO ĐOẠN MẠCH CHỈ CHỨA R nhằm hổ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.

Ngày đăng: 10-07-2016

4,571 lượt xem

I. TÓM TẮT KIẾN THỨC

1. Định luật ôm đối với đoạn mạch chỉ chứa R:

I=\frac{U}{R}

Trường hợp ngoài điện trở, trong mạch còn có các dụng cụ đo(Vôn kế và Ampe kế ) thì căn cứ vào dữ kiện cho trong đề để biết đó có phải là dụng cụ đo lý tưởng (nghĩa là Vôn kế có Rv = ∞, Ampe kế có RA = 0) hay không.

 

2. Hiệu điện UAB = VA - VB = I.R I.

R: gọi là độ giảm thế (độ sụt thế hay sụt áp) trên điện trở.

Điện trở mắc nối tiếp: R_{m}=R_{1}+R_{2}+R_{3}+...+R_{n} 

                                     I_{m}=I_{1}=I_{2}=I_{3}=...=I_{n}

                                     U_{m}=U_{1}+U_{2}+U_{3}+...+U_{n}

 

Điện trở mắc song song: \frac{1}{R_{m}}=\frac{1}{R_{1}}+\frac{1}{R_{2}}+...+\frac{1}{R_{n}}

                                         I_{m}=I_{1}+I_{2}+I_{3}+...+I_{n}

                                          U_{m}=U_{1}=U_{2}=U_{3}=...=U_{n}

CHÚ Ý: * Nối tắt là:..nối 2 đầu linh kiện dây dẫn có điện trở nhỏ, coi dòng điện chạy qua dây ko chạy qua linh kiện, khi đó coi như bỏ qua ko có linh kiện đó- coi đoạn đó là dây nối.

 

Trong trường hợp không biết rõ chiều dòng điện trong mạch điện thì ta tự chọn một chiều dòng điện và theo dòng điện này mà phân biệt nguồn điện nào là máy phát (dòng điện đi ra từ cực dương và đi vào cực âm), đâu là máy thu (dòng điện đi vào cực dương và đi ra từ cưc âm).

 

- Nếu ta tìm được I > 0: chiều dòng điện ta chọn chính là chiều thực của dòng điện trong mạch.

 

- Nếu ta tìm được I < 0: chiều dòng điện thực trong mạch ngược với chiều ta đã chọn ban đầu.

 

II. PHƯƠNG PHÁP 

 

+ Phân tích đoạn mạch (từ trong ra ngoài).

 

+ Tính điện trở của từng phần mạch và cả đoạn mạch (từ trong ra ngoài).

 

+ Sử dụng định luật Ôm để tính cường độ dòng điện chạy qua từng điện trở và hiệu điện thế giữa hai đầu các phần mạch theo yêu cầu bài toán.

 

VD1. Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó R1 = R2 = 4 Ω; R3 = 6 Ω; R4 = 3 Ω; R5 = 10 Ω; UAB = 24 V. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và cường độ dòng điện qua từng điện trở.

 

 

VD2. Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó R1 = 2,4 Ω; R3 = 4 Ω; R2 = 14 Ω; R4 = R5 = 6 Ω; I3 = 2 A. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở.

 

 

VD3. Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó R1 = R3 = R5 = 3 Ω; R2 = 8 Ω; R4 = 6 Ω; U5 = 6 V. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và cường độ dòng điện chạy qua từng điện trở.

 

 

VD4. Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó R1 = 8 Ω; R3 = 10 Ω; R2 = R4 = R5 = 20 Ω; I3 = 2 A. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB, hiệu điện thế và cường độ dòng điện trên từng điện trở.

 

Trung tâm gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC

(nguồn tử internet)

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha