TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ĐỊNH LUẬT ÔM CHO TOÀN MẠCH.

Trung tâm gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC xin giới thiệu phần TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ĐỊNH LUẬT ÔM CHO TOÀN MẠCH.nhằm hổ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.

Ngày đăng: 10-07-2016

5,538 lượt xem

1. Cơ sở lý thuyết:  Ở chủ đề này có thể có các dạng bài tập sau đây:

-  Tính cường độ dịng điện qua một mạch kín.

          + Tính điện trở mạch ngoài.

          + Tính điện trở toàn mạch:

Rtm = RN + r.

          + Áp dụng định luật Ôm: 

I=\frac{\xi }{r+R_{n}} .

Trong các trường hợp mạch có nhiều nguồn thì cần xác định xem các nguồn được mắc với nhau như thế nào: Tính ξ b,  rb thay vào biểu thức của định luật Ôm ta sẽ tìm được I.

I=\frac{\xi }{R_{N}+r}

-  Bài toán cũng có thể ra ngược lại: Tìm điện trở hoặc tìm suất điện động của nguồn. Khi đó bài toán có thể cho cường độ, hiệu điện thế trên mạch hoặc cho đèn sáng bình thường, …

-  Dạng toán tính công suất cực đại mà nguồn điện có thể cung cấp cho mạch ngoài.

Ta cần tìm biểu thức P theo R, khảo sát biểu thức  ta sẽ tìm được R để P max và giá trị Pmax.

P=\frac{\xi ^{2}}{(R+r)^{2}}R=\frac{\xi ^{2}}{(\sqrt{R}+\frac{r}{\sqrt{R}})^{2}}

Xét \sqrt{R} + \frac{r}{\sqrt{R}} đạt giá trị cực tiểu khi R = r. (bất đẳng thức côsi)  Khi đó Pmax \frac{\xi ^{2}}{4.r}

-  Dạng toán ghép n nguồn giống nhau: Tính suất điện động, và điện trở trong của bộ nguồn.

Khảo sát cực đại, cực tiểu: Suất điện động của bộ nguồn cực đại nếu các nguồn nối tiếp nhau, điện trở trong của bộ nguồn cực tiểu nếu các nguốn ghép song song nhau.

-  Mạch chứa tụ điện: không có dòng điện qua các nhánh chứa tụ; bỏ qua các nhánh có tụ, giải mạch điện để tìm cường độ dòng điện qua các nhánh; hiệu điện thế giữa hai bản tụ hoặc hai đều bộ tụ chính là hiệu điện thế giữa 2 điểm của mạch điện nối với hai bản tụ hoặc hai đầu bộ tụ.

-  Hiệu suất của nguồn điện: 

H=\frac{A_{co ich}}{A_{tp}}=\frac{U_{N}It}{\xi It}=\frac{U_{N}}{\xi }=\frac{R_{N}}{R_{N}+r}

 

2. Phương pháp

 

  • Định luật ôm đối với toàn mạch:

      I=\frac{\xi }{R +r}       

  • Hệ quả:
  • Hiệu điện thế mạch ngoài (cũng là hiệu điện thế giữa hai cực dương âm của nguồn điện):

U =  ξ  - I.r

  • Nếu điện trở trong r = 0 hay mạch hở (I = 0) thì U =  ξ  .
  • Nếu điện trở mạch ngoài R = 0 thì I = \frac{\xi }{r} , lúc này đoạn mạch đã bị đoản mạch (Rất nguy hiểm, vì khi đó I tăng lên nhanh đột ngột và mang giá trị rất lớn.)

 

3. Bài tập củng cố

Bài 1: Cho mạch điện như hình vẽ.

Biết E=6V, R1=6Ω,R2=3Ω.Tính:

a)     Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch chính.

b)    UAB.

c)   Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1.Cho điện trở trong của nguồn điện là không đáng kể.

 

Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ.

Biết E = 6V,r = 0,5Ω, R1=2Ω,R2=1Ω.Tính:

a) Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch chính.

b) Nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở R1 trong thời gian 1h.

 

Bài 3: Nếu mắc điện trở 16 Ω với một bộ pin thì cường độ dòng điện trong mạch bằng 1 A. Nếu mắc điện trở 8 Ω vào bộ pin đó thì cường độ bằng 1,8 A. Tính suất điện động và điện trở trong của bộ pin.

Đs: 18 V, 2 Ω.

 

Bài 4: Một nguồn điện có suất điện động là 6 V, điện trở trong r = 2 Ω, mạch ngoài có điện trở R.

a)   Tính R để công suất tiêu thụ mạch ngoài là 4 Ω.

b)  Với giá trị nào của R để công suất mạch ngoài có giá trị cực đại? Tính giá trị đó? 

Đ s: 4 Ω (1 Ω); 2 Ω, 4,5 Ω.

                                                                             

Bài 5: Mắc một bóng đèn nhỏvới bộ pin có suất điện động 4,5 v thì vôn-kế cho biết hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là 4 V và ampe kế chỉ 0,25 A. Tính điện trở trong của bộ pin.               

Đ s: 2 Ω

 

Bài 6: Mắc một dây có điện trở 2 Ω với một pin có suất điện động 1,1 V thì có dòng điện 0,5 A chạy qua dây. Tính cường độ dòng điện nếu đoản mạch ?

  Đs: 5,5 A.

 

Bài 7: Điện trở của bóng đèn (1) và (2) lần lượt là 3Ω v 12 Ω. Khi lần lượt mắc từng cái vào nguồn điện thì công suất tiêu thụ của chúng bằng nhau. Tính:

a) Điện trở trong của nguồn điện.

b) Hiệu suất của mỗi đèn.

Đs: 6 Ω, 33,3 %, 66,7 %.

 

Bài 8: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ,

biết ξ  = 12 V, r = 1,1Ω, R1 = 0,1 Ω.                      

Muốn cho cơng suất mạch ngồi lớn nhất, R phải có giá trị bằng bao   nhiêu ?

a) Phải chọn R bằng bao nhiêu để công suất tiêu thụ trên R là lớn nhất?

b) Tính công suất lớn nhất đó ?

Đs: 1 Ω;  2, 4 Ω

 

Bài 9: Cho ξ  = 12 V, r = 1 Ω, R l biến trở.

a) Điều chỉnh cho R = 9 W. Tìm công của nguồn x và nhiệt lượng tỏa ra trên R, ξ , r trong 5 phút ?

b) Điều chỉnh R sao cho điện năng tiêu thụ của đoạn mạch chứa R trong 2 phút bằng 3240 J, tính R ?

c) Với giá trị ntn của R thì công suất tiêu thụ trên R đạt giá trị cực đại ? Tính giá trị cực đại này ?

Bài 10: Một nguồn điện được mắc với một biến trở. Khi điện trở của biến trở là 1,65Ω thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn là 3,3 V; còn khi điện trở của biến trở là 3,5 Ω thì hiệu điện thế ở hai cực của nguồn là 3,5 V. Tìm suất điện động và điện trở trong của nguồn.

Đs: (3,7 V; 0,2 Ω)

Trung tâm gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC

(nguồn từ internet)

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha