Trung tâm gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC tại Đà Nẵng xin giới thiệu phần GIẢI MÃ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN TUYỆT ĐẸP DƯỚI GÓC NHÌN KHOA HỌC nhằm hỗ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt.
Ngày đăng: 07-01-2018
3,184 lượt xem
1. Vầng hào quang
a. Giới thiệu
- Vầng hào quang hình thành do ánh sáng chiếu qua các đám mây tầng cao chứa tinh thể băng. Đôi khi trên vầng hào quang có một vài chỗ sáng hơn hẳn, tạo thành "các Mặt Trời giả". Hiện tượng này cũng xuất hiện ở mặt trăng hoặc những hành tinh sáng, ví dụ như sao Kim.
b. Giải thích
- Ánh sáng chiếu qua các đám mây tầng cao chứa tinh thể băng nên bị khúc xạ.
2. Mây dạ quang
a. Giới thiệu
- Mây dạ quang xuất hiện vào lúc chiều ta khi Mặt Trời đã lặn. Những đám mây này sẽ làm cả bầu trời rực sáng mà không cần bất cứ nguồn năng lượng nào.
b. Giải thích
- Mây dạ quang là những đám mây ở tầng cao khí quyển bị khúc xạ ánh sáng mặt trời.
3. Tia chớp lục
a. Giới thiệu
- Đây là hiện tượng quang học xảy ra rất ngắn ngay sau hoàng hôn (lúc mặt trời lặn hoàn toàn) hoặc trước bình minh. Nó chỉ xuất hiện 1 tới 2 giây ngay trên đỉnh Mặt Trời hoặc giống như tia chớp xanh lá cây phóng lên từ điểm Mặt Trời lặn.
b. Giải thích
- Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này là ánh sáng bị khúc xạ.
a. Giới thiệu
- Cầu vồng là hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp. Khi khoa học chưa phát triển, cầu vồng cũng đã khiến cho con người tin rằng khi cầu vồng xuất hiện ẩn chứa điều kỳ diệu và huyền bí. Trong sách Kinh Thánh Sáng Thế của Thiên Chúa Giáo có ghi chép lại rằng Thiên Chúa đặt cầu vồng trên bầu trời sau trận Đại Hồng Thủy và nói với ông Noah rằng "đây là dấu hiệu của một giao ước mới giữa Thiên Chúa và Trái Đất". Còn đối với người Hy Lạp cổ đại, họ cho rằng cầu vồng chính là nữ thần Iris. Và qua nhiều thế kỷ, các tư tưởng khoa học vĩ đại khác nhau từ Aristotle đến Rene Descartes đều tìm cách để lý giải cho hiện tượng cầu vồng tuyệt đẹp này.
a. Giới thiệu
- Cầu vồng thực chất có hình tròn. Tuy nhiên, chỉ các phi công khi ở trong điều kiện đặc biệt trên bầu trời mới nhìn thấy hình tròn hoàn hảo của nó. Góc độ của ánh sáng Mặt Trời khi đi qua các hạt nước trong không khí khiến chúng ta chỉ thấy một hình vòng cung nếu nhìn từ mặt đất.
b. Giải thích
- Cầu vồng được tạo ra bởi những giọt nước lơ lửng trong không khí sau một trận mưa. Các giọt nước có mật độ lớn hơn mật độ của các phân tử không khí xung quanh, chúng ta biết rằng ánh sáng mặt trời đi thẳng nhưng sẽ bị lệch khi đi qua ranh giới các chất có mật độ khác nhau vì vậy khi ánh sáng mặt trời chiếu qua chúng, chúng giống như các lăng kính nhỏ, uốn cong ánh sáng. Đó là hiện tượng khúc xạ. Như vậy những giọt nước ở trong không khí có thể làm khúc xạ tia sáng Mặt trời, nhưng với điều kiện tia nắng phải bắt gặp giọt nước dưới một góc tương đối nhỏ, gọi là góc lệch của cầu vồng (khoảng 40 độ so với mặt đất).
Điều đó giải thích tại sao ta lại nhìn thấy cầu vồng vào buổi sáng hoặc buổi chiều, chứ không bao giờ vào buổi trưa. Thật thú vị khi bạn nhìn thấy cầu vồng khi đang trên máy bay, bạn sẽ thấy nó có hình chiếc đĩa hơn là hình vòng cung.
5. Cầu vồng trắng (cầu vồng sương mù)
a. Giới thiệu
Cầu vồng trắng xuất hiện tại Brookline, Massachusetts, Mỹ, tháng 9/2014. (Ảnh: Eileen Claffey).
- Cầu vồng trắng có thể được quan sát trong lớp sương mù mỏng khi Mặt Trời chiếu sáng. Do những giọt nước trong sương mù rất nhỏ nên cầu vồng trắng chỉ có màu sắc mờ nhạt hoặc không màu.
- Một số cầu vồng trắng có độ tương phản rất thấp. Nếu muốn quan sát cầu vồng trắng ta phải tìm kiếm những thay đổi ánh sáng nhỏ trong nền sương mù. Mặt Trời phải ở độ cao khoảng 30-40°, hoặc phải đứng trên một ngọn đồi cao, nơi sương mù và cầu vồng trắng có thể nhìn thấy từ trên xuống. Cầu vồng trắng có kích thước lớn như một cầu vồng thông thường nhưng rộng hơn rất nhiều.
b. Giải thích
- Cầu vồng sương mù, hay cầu vồng trắng, được tạo ra bởi cơ chế tương tự như cầu vồng bình thường. Cầu vồng thường xuất hiện khi không khí tràn ngập các giọt nước mưa. Cầu vồng trắng luôn đối diện với Mặt Trời, nhưng nó hình thành nhờ những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù hoặc đám mây chứ không phải các hạt mưa lớn hơn.
6. Cầu vồng Mặt Trăng
a. Giới thiệu
Hình ảnh cầu vồng Mặt Trăng, hiện tượng xảy ra khi ánh trăng khúc xạ từ các hạt nước lơ lửng trong không khí, được ghi lại trên bầu trời đêm của nước Anh.
- Cầu vồng Mặt Trăng nhạt hơn cầu vồng bình thường bởi ánh trăng yếu hơn ánh sáng Mặt Trời. Màu sắc của nó khó nhìn thấy bằng mắt thường nhưng có thể hiện ra trong ảnh chụp phơi sáng.
b. Giải thích
- Giống như cầu vồng thường gặp, cầu vồng Mặt Trăng xuất hiện khi ánh sáng được khúc xạ từ những hạt nước lơ lửng trong không khí. Điểm khác biệt đó là Mặt Trăng không tự phát ra ánh sáng. Vì thế, đó là ánh sáng từ Mặt Trời phản chiếu trên bề mặt Mặt Trăng và khúc xạ các hạt nước trong không khí.
Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT
ĐÀO TẠO NTIC
Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857
Email: daotaontic@gmail.com
Gửi bình luận của bạn