Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng giới thiệu phần PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP SẮT VÀ OXIT SẮT TÁC DỤNG VỚI AXIT HNO3 nhằm hổ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.
Ngày đăng: 21-03-2020
13,698 lượt xem
I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1. Sắt tác dụng với axit nitric
Fe + 6HNO3 đặc, nóng → Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
Fe + 4HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + 4NO + 2H2O
Fe + HNO3 đặc, nguội → không xảy ra (do hiện tượng thụ động hóa)
2. Oxit sắt tác dụng với axit nitric
FexOy + (6x – 2y)HNO3 đặc → xFe(NO3)3 + (3x – 2y)NO2 + (3x – y)H2O
3FexOy + (12x – 2y)HNO3 loãng → 3xFe(NO3)3 + (3x – 2y)NO + (6x – y)H2O
3. Phương pháp giải bài tập
Giả thiết là cho m gam hỗn hợp gồm Fe và các oxit FeO, Fe3O4, Fe2O3 tác dụng với HNO3 thu được a mol khí NO2:
Xem hỗn hợp trên gồm có Fe và O
Gọi x, y là số mol của Fe và O
Ta có: mFe + mO = m
56x + 16y = m (1)
Phương trình:
Fe → Fe+3 + 3e
x 3x mol
O + 2e → O-2
y 2y mol
N+5 + 1e → N+4
a a mol
Theo ĐLBT electron:
3x – 2y = a (2)
Giải hệ: (1) và (2) ta được x và y
* Lưu ý:
Nếu sản phẩm thu được là b mol khí NO
→ 3x – 2y = 3b (2’)
Nếu sản phẩm thu được là amol NO2 và b mol khí NO
→ 3x – 2y = a + 3b (2’’)
Ngoài ra, hỗn hợp oxit sắt tác dụng với dung dịch HNO3 thì có thể dùng công thức tính nhanh:
mFe = (7mhh + 56ne)/10
Trong đó: mhh = khối lượng của oxit sắt.
ne là số e nhận (nếu a mol NO2 thì ne = a và b mol NO thì ne = 3b)
Ví dụ: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tính khối lượng Fe có trong hỗn hợp.
mFe = (7.11,36 + 56.0,06.3)/10 = 8,96g
- Tính khối lượng muối thu được khi hoà tan hết hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng HNO3 đặc, nóng, dư giải phóng khí NO2:
mMuối= 242/80.(mh2 + 8nNO2)
- Tính khối lượng muối thu được khi hoà tan hết hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng HNO3 đặc, nóng, dư giải phóng hỗn hợp khí NO và NO2:
mMuối= 242/80.(mh2 + 8.nNO2 +24.nNO)
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Để mg bột Fe ngoài không khí, sau một thời gian thu được hh A có khối lượng là 12g gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3. Cho B tác dụng với một lượng dư HNO3 thu được 2,24 lit khí NO (đkc). khối lượng m của Fe là
A. 10,08g
B. 5,04g
C. 20,16g
D. 2,52g
Câu 2: Oxi hoá hoàn toàn 2,184g bột Fe thu được 3,048g hh A gồm 2 oxit sắt. Hoà tan hoàn toàn hh A bằng dung dịch HNO3 (dư). Tính thể tích NO (duy nhất) thoát ra (đkc).
A. 0,0672 lit
B. 0,8736 lit
C. 0,0224 lit
D. 0,0448 lit
Câu 3: Cho luồng khí CO đựng mg Fe2O3 ở nhiệt độ cao thu được 6,72g hh A gồm 4 chất rắn khác nhau. Hoà tan A hoàn toàn trong dd HNO3 dư tạo thành 0,448 lit NO (đkc). Giá trị m là:
A. 5,56g
B. 6,64g
C. 7,2g
D. 8,81g
Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT
ĐÀO TẠO NTIC
Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857
Email: daotaontic@gmail.com
Gửi bình luận của bạn