Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng xin giới thiệu PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP SẮT (Fe) TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH Ag+ nhằm hỗ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.
Ngày đăng: 20-03-2020
8,525 lượt xem
I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1. Phương trình ion thu gọn
Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag (1)
Fe2+ + Ag+ dư → Fe3+ + Ag (2)
2. Phương pháp giải bài tập
Gọi a, b là số mol của Fe và Ag+
Tỉ lệ T = số mol Ag+/số mol Fe.
Nếu T < hoặc = 2
→ Dung dịch chỉ có Fe2+:
số mol Fe2+ = số mol Ag+/2 = b/2
→ Chất rắn gồm Ag và Fe dư
Số mol Ag = b mol
Số mol Fe dư = (a - b/2)
Nếu T > hoặc = 3
→ Dung dịch có chứa Fe3+ và Ag+ dư
Số mol Fe3+ = a mol
Số mol Ag+ dư = (b – 3a) mol
→ Chất rắn là Ag
Số mol Ag = 3a mol
Nếu 2 < T < 3
→ Dung dịch có chứa Fe2+ và Fe3+
Số mol Fe3+ = số mol Ag+ - 2 số mol Fe = (b – 2a)
Số mol Fe2+ = số mol Fe – số mol Fe3+
→ Chất rắn Ag b mol
* Lưu ý: Nếu Fe tác dụng với dung dịch có chứa đồng thời Ag+và Cu2+ thì phản ứng xảy ra theo thứ tự ưu tiên
Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
Nếu Ag+ dư thì phản ứng tạo Fe3+ mới tiếp tục diễn ra
Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Cho 3,08g Fe vào 150 ml dung dịch AgNO3 1M, lắc kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được mg chất rắn. Giá trị của m là
A. 11,88g
B. 16,2g
C. 18,2g
D.17,96g
Câu 2: Cho 8,4g Fe vào 500 ml dung dịch AgNO3 0,4M, lắc kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được mg chất rắn. Giá trị của m là:
A. 21,6g
B. 16,2g
C. 18,2g
D.24,4g
Câu 3: Cho 8,4g Fe vào 500 ml dung dịch AgNO3 0,4M và Cu(NO3)2 0,2M , lắc kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được mg chất rắn. Giá trị của m là:
A. 28,0g
B. 16,2g
C. 24,8g
D.24,4g
Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT
ĐÀO TẠO NTIC
Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857
Email: daotaontic@gmail.com
Gửi bình luận của bạn