Trong chén A, B, C đựng một số muối nitrat, B, C là muối niutrat hóa trị 2

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng giới thiệu phần giải đáp thắc mắc. Nhằm hổ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.

Ngày đăng: 06-02-2022

3,801 lượt xem

Câu hỏiTrong mỗi chén sứ A, B, C đựng một muối nitrat.

Trong đó B, C muối nitrat của kim loại hóa trị (II).

Nung các chiến sứ ở nhiệt độ cao ngoài không khí đến khi phản ứng hoàn toàn, sau đó làm nguội người ta thấy:

 -  Trong chén A không có dấu vết gì,

 -  Trong chén B: cho dung dịch axit clohiđric vào chén B thấy thoát ra một khí không màu hóa nâu trong không khí,

 - Trong chén C còn lại chất rắn màu nâu đỏ.

Xác định các chất A, B, C

   A. NH4NO3, Ba(NO3)2, Fe(NO3)2.                               

   B. Hg(NO3)2, Ca(NO3)2, Fe(NO3)3.

   C. Hg(NO3)2, Ca(NO3)2, Fe(NO3)2.

   D. NH4NO3, Ba(NO3)2, Cu(NO3)2.

Hướng dẫn giải

 - Nung chén A mà không lưu lại dấu vết thì A là muối amoni nitrat hoặc muối Hg(NO3)2

NH4NO3 (t0) → N2O + 2H2O

Hg(NO3)2 (t0) → Hg + 2NO2 + O2

Hg bay hơi ở nhiệt độ cao nên không lưu lại dấu vết.

 - Nung chén B mà cho HCl vào có khí không màu hóa nâu thoát ra → có muối nitrit: B có chứa muối nitrat của kim loại mạnh Ca(NO3)2.

Ca(NO3)2 (t0) → Ca(NO2)2 + O2

Ca(NO2)2 + 2HCl  → CaCl2 + 2HNO2

2HNO2 (t0) → 2NO + H2O

2NO + O2  → 2NO2 (màu nâu đỏ)

 -  Nung chén C còn lại chất rắn màu nâu đỏ là Fe2O3 → là Fe(NO3)2

4Fe(NO3)2 (t0) → 2Fe2O3 + 8NO2 + O2

→  Đáp án: C

Trung tâm luyện thi - gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha