THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ: DUỒNG GIÓ BẺ MĂNG

Trong kho tàng văn học Việt Nam thì thành ngữ, tục ngữ có một giá trị rất lớn. Với những câu từ ngắn gọn và súc tích phần nào giúp cho chúng ta hiểu được ý nghĩa cuộc sống của con người Việt Nam

Ngày đăng: 04-01-2022

1,149 lượt xem


Có người nói :

Luồng gió bẻ măng

Luồn gió bẻ măng

Mượn gió bẻ măng

Tuy cùng ý nghĩa, nhưng thật sự không hoàn chỉnh .

Luồng gió bẻ măng là sức gió làm gãy măng.

Luồn gió bẻ măng, luồn là chui qua ,xỏ qua gió để bẻ măng cũng không hợp lý.

Mượn gió bẻ măng thì tỏ ra chủ động nhờ gió để bẻ măng

DUỒNG là hùa theo GIÓ, lợi dụng khi có gió để BẺ MĂNG, câu nầy là hợp lý nhất.

Nhiều người cho rằng từ DUỒNG là tiếng địa phương của Huế .

Không phải vậy, DUỒNG là từ thuần Việt, nhiều địa phương cũng sử dụng từ này .

Từ điển Thanh Nghị :

Duồng : Hùa theo.

Có người lại nói :DUỒNG là tiếng Khmer,hay nghe nói Cáp DUỒNG

Hì hì ! Người Khmer gọi người Việt là DUÔN ,Cáp Duôn là giết người Việt, nói trại ra là CÁP DUỒNG là tiếng mà người ở biên giới Tây Nam rất kinh sợ, vì thực tế đã xảy ra nhiều đợt bị Cáp DUỒNG.

Hì hì! Duồng ni duồng nớ cũng là

Tuy cùng một tiếng không bà con chi !

Thầy Nguyễn Văn Loan

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC 

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email: daotaontic@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha