Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng xin giới thiệu phần ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VĂN HỌC KỲ II - KHỐI 10. Nhằm hỗ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.
Ngày đăng: 29-04-2018
2,472 lượt xem
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN TRÃI
TỔ NGỮ VĂN
----------------
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2017- 2018
Môn: Ngữ văn lớp 10
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Học sinh ôn tập các bài từ đầu học kì II đến thời điểm trước thi 01 tuần.
I Đọc văn:
1. Phú sông Bạch Đằng: nắm được:
- Hoàn cảnh ra đời, nguồn cảm hứng sáng tác: sông Bạch Đằng- dòng sông của lịch sử và thi ca.
- Phân tích được:
+ Hình tượng nhân vật khách với tâm trạng, cảm xúc nhiều chiều trước dòng sông Bạch Đằng.
+ Hình tượng nhân vật các bô lão hiện lên qua lời kể và bình luận về chiến thắng trên dòng sông lịch sử.
à Qua đó, thấy được niềm tự hào dân tộc qua những hoài niệm về quá khứ; tư tưởng nhân văn cao đẹp của tác phẩm qua việc đề cao vị trí, vai trò của con người trong lịch sử.
2. Đại cáo bình Ngô:
- Phần 1: Tác giả Nguyễn Trãi nắm được: cuộc đời và sự nghiệp văn chương chú ý đặc điểm nội dung, nghệ thuật trong những tác phẩm chính luận và trữ tình của Nguyễn Trãi.
- Phần 2: Tác phẩm
+ Phân tích được nội dung bài cáo theo bố cục bốn phần. Chú ý đoạn 1 (nêu luận đề chính nghĩa) và đoạn 2 bản cáo trạng về tội ác của kẻ thù.
+ Ý nghĩa của tác phẩm: TP là bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống Minh gian khổ mà hào hùng; bản tuyên ngôn độc lập chói sáng tư tưởng nhân nghĩa yêu nước và khát vọng hòa bình.
3. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia: nắm được:
- Hoàn cảnh ra đời của bài kí.
- Tầm quan trọng của hiền tài đối với đất nước
- Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ
- Bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia ghi tên tiến sĩ
4. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên: nắm được:
- Đặc trưng cơ bản của thể loại truyền kỳ: phản ánh hiện thực thông qua yếu tố kì ảo hoang đường.
- Tóm tắt cốt truyện với những tình tiết chính.
- Vẻ đẹp của nhân vật Ngô Tử Văn- đại diện cho người trí thức nước Việt dũng cảm, kiên cường, yêu chính nghĩa, trọng công lí và có tinh thần dân tộc mạnh mẽ.
- Ngụ ý phê phán của truyện hướng tới hai đối tượng: hồn ma tên tướng giặc và thánh thần quan lại cõi âm.
- Nghệ thuật của TP: cốt truyện giàu kịch tính, dẫn dắt truyện khéo, nhiều chi tiết hấp dẫn gây sự chú ý, cách kể chuyện sinh động , sử dụng nhiều yếu tố kì ảo…
5. Hồi trống Cổ Thành:
- Vị trí của đoạn trích
- Phân tích được tính cách nhân vật Trương Phi và Quan Công.
- Đặc biệt nắm được ý nghĩa của hồi trống Cổ Thành- linh hồn của đoạn trích: hồi trống thách thức, minh oan, đoàn tụ; hồi trống ca ngợi tình nghĩa vườn đào; hồi trống hội ngộ giữa các anh hùng; hồi trống hào hùng làm cho đoạn trích mang đậm ý vị Tam quốc.
6. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ: nắm được:
- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, vị trí đoạn trích
- Nội dung đoạn trích:
+ 16 câu đầu: Tâm trạng cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ được thể hiện qua các yếu tố: thời gian, không gian, ngoại cảnh, hành động, lời tự bạch…
+ 8 câu còn lại: Nỗi nhớ thương của người chinh phụ.
à Đoạn trích thể hiện nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ trong tình cảnh chia lìa; đề cao hạnh phúc lứa đôi và tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến.
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ song thất lục bát ở bản dịch phù hợp với việc diễn tả những tình điệu bi thương.
+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình.
+ Đặc biệt nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật tinh tế, sâu sắc.
7. Tác giả Nguyễn Du: nắm được:
- Những nét chính về cuộc đời Nguyễn Du:
+ quê hương, gia đình
+ thời đại
+ bản thân
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Các sáng tác chính: đặc biệt là tác phẩm “ Đoạn trường tân thanh”(Truyện Kiều):
* Cốt truyện: Vay mượn từ tiểu thuyết chương hồi TQ “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân
* Sáng tạo mới: cảm hứng, nhận thức lí giải nhân vật theo cách riêng, thể loại, ngôn ngữ…
à Là một kiệt tác độc nhất vô nhị của văn học trung đại Việt Nam
+ Một số đặc điếm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du:
* Nội dung: Sáng tác của Nguyễn Du là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc con người, đề cao chữ tình:
. Tình cảm chân thành dành cho những con người nhỏ bé, bất hạnh, đặc biệt là người phụ nữ.
. Những triết lý về con người, cuộc đời có sức khái quát cao và thấm đẫm cảm xúc.
. Đòi hỏi xã hội cần trân trọng những giá trị tinh thần ( nghệ thuật, thi ca) và chủ nhân sáng tạo ra những giá trị đó (một trong những khía cạnh biểu hiện cái nhìn nhân đạo mới mẻ của Nguyễn Du)
. Đề cao hạnh phúc của con người tự nhiên, trần thế
→ Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo tiêu biểu của văn học trung đại
* Nghệ thuật:
. Sử dụng thành công nhiều thể thơ Trung Quốc: ngũ ngôn, thất ngôn, ca, hành…
. Góp phần trau đồi ngôn ngữ văn học dân tộc
. Đưa thể thơ lục bát lên đỉnh cao, có khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn của thể loại truyện thơ
8. Trao duyên: nắm được:
- Vị trí đoạn trích:
+ Gia đình gặp tai biến, Kiều bán mình chuộc cha.
+ Đêm cuối trước ngày lên đường theo Mã Giám Sinh, Kiều đã nhờ Vân thay mình kết duyên cùng Kim Trọng à mở đầu cho cuộc đời đầy đau khổ của Kiều (từ câu 723à 756).
- Nội dung đoạn trích:
+ Đoạn 1(18 câu đầu): Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng:
* Kiều nhờ cậy Vân (chú ý sắc thái biểu cảm của các từ ngữ: cậy, lạy , thưa)
* Kiều kể lại mối tình của mình với chàng Kim: thắm thiết nhưng mong manh, nhanh tan vỡ
* Kiều trao duyên cho em. Chú ý cách trao duyên- trao lời tha thiết, tâm huyết; trao kỉ vật lại dùng dằng, nửa trao nửa níu- để thấy tâm trạng của Kiều trong thời khắc đoạn trường này.
+ Đoạn 2 (còn lại): tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên
* Tột cùng đau đớn Kiều xem mình như người đã chết
* Hướng tới người yêu với tất cả tình yêu thương và mong nhớ.
à Đoạn trích thể hiện vẻ đẹp nhân cách của Thúy Kiều qua nỗi đau đớn khi duyên tình tan vỡ và sự hi sinh đến quên mình vì hạnh phúc của người thân.
- Nghệ thuật:
+ Miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật.
+ Ngôn ngữ độc thoại nội tâm sinh động.
9. Chí khí anh hùng: nắm được:
- Vị trí đoạn trích:
- Nội dung đoạn trích:
+ 4 câu đầu:Hình ảnh người anh hùng Từ Hải ra đi vì nghiệp lớn với khát vọng được vùng vẫy, tung hoành bốn phương
+ Còn lại: lí tưởng anh hùng của Từ. Chú ý các động thái của Từ:
* Không quyến luyến bịn rịn, không vì tình yêu mà quên đi lí tưởng cao cả.
* Hứa hẹn với Kiều về một tương lai thành công
* Khẳng định quyết tâm, tự tin vào thành công
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật:
+ Từ Hải là nhân vật được Nguyễn Du miêu tả theo khuynh hướng lí tưởng hoá:diện mạo dáng vẻ cũng như tính cách không giống con người bình thường.
+ Tác giả dùng nhiều hình ảnh ước lệ, thủ pháp cường điệu để cực tả cái phi thường nơi con người Từ Hải-người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ.
Úcách miêu tả phổ biến của VHTĐ
II. Tiếng Việt:
1. Những yêu cầu sử dụng Tiếng Việt: nắm được:
- Sử dụng đúng theo chuẩn mực của TV ở các mặt: ngữ âm, chữ viết; từ ngữ; ngữ pháp; phong cách ngôn ngữ.
- Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao.
- Biết phát hiện và sửa lại những lỗi sai khi sử dụng tiếng Việt. Phân tích được cái hay, cái đẹp của tiếng Việt đặc biệt là trong những tác phẩm thơ văn.
2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: nắm được:
- Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật và chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật.
- Khái niệm phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và các đặc trưng cơ bản (tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hóa).
- Phân tích được các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật trong một văn bản nghệ thuật cụ thể.
3. Thực hành phép tu từ : phép điệp và phép đối: nắm được:
- Nắm được khái niệm phép tu từ điệp và phép đối.
- Nhận biết được phép tu từ phép điệp và phép đối trong các bài tập.
III. Tập làm văn:
1.Nắm chắc kiểu bài thuyết minh thông qua các kến thức, kĩ năng liên quan đến kiểu bài được học được học:
- Các hình thức kết cấu của bài văn thuyết minh.
- Lập dàn ý bài văn thuyết minh.
- Tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
- Phương pháp thuyết minh.
- Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh.
- Tóm tắt văn bản thuyết minh
2. Về kiểu bài nghị luận: nắm được:
- Cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận gồm bố cục 3 phần với hệ thống luận điểm, luận cứ phù hợp.
- Các thao tác nghị luận thường sử dụng
- Luyện tập viết đoạn văn nghị luận
Lưu ý: HS tự ôn các bài còn lại trong chương trình.
B. CẤU TRÚC ĐỀ
I. Phần Đọc - hiểu ( 3 điểm): có 4 câu hỏi xoay quanh các nội dung sau:
*Nhận biết: 02 câu ( mỗi câu 0,5đ)
- Nhận diện, xác đinh: thể loại/phương thức biểu đạt/ … của văn bản.
- Chỉ ra chi tiết/ hình ảnh/ biện pháp tu từ,... nổi bật trong văn bản
* Thông hiểu: 01 câu (1,0đ)
- Khái quát chủ đề/nội dung chính/ vấn đề chính,... mà văn bản đề cập.
- Hiểu được quan điểm/ tư tưởng, thông điệp... của tác giả.
- Hiểu được ý nghĩa/ tác dụng của việc sử dụng thể loại/ phương thức biểu đạt/ từ ngữ/ chi tiết/ hình ảnh/ biện pháp tu từ, thể thơ... trong văn bản.
- Hiểu được một số nét đặc sắc về nghệ thuật theo đặc trưng thể loại (thơ/truyện/...) hoặc một số nét đặc sắc về nội dung,nghệ thuật
* Vận dụng : 01 câu (1,0đ)
- Nhận xét/ đánh giá về tư tưởng/ quan điểm/ tình cảm/ thái độ của tác giả thể hiện trong văn bản.
- Nhận xét về một giá trị nội dung/ nghệ thuật của văn bản.
- Rút ra bài học về tư tưởng/ nhận thức.
II. Phần Làm văn ( 7 điểm)
+ Nội dung ra đề: kiến thức của các bài đọc văn đã được học
+ Dạng đề: Nghị luận văn học.
Tổ trưởng chuyên môn
Nguyễn Thị Châu
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT
ĐÀO TẠO NTIC
Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857
Email: daotaontic@gmail.com
Gửi bình luận của bạn